Giáo hội hy vọng các bạn trẻ đến thăm Auschwitz sẽ trở thành những người kiến tạo tương lai

  • Tin tức
  • Thứ Sáu, 29-07-2016 | 22:32:19

Hôm nay thứ Sáu 29/7, cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô, nhiều bạn trẻ tham dự Đại Hội Giới trẻ Thế giới cũng đã viếng thăm trại tập trung Auschwitz của Đức Quốc xã.

 20160729 Ban tre tham trai tap trung

Trung tâm Đối thoại và Cầu nguyện tại Oświęcim đã được thành lập dành cho tất cả những ai bị đánh động bởi những điều đau buồn đã xảy ra tại trại tập trung và tiêu diệt của Đức Quốc xã.

Lydia O’Kane – cộng tác viên của Vatican Radio đã có buổi phỏng vấn Cha Manfred Deselaers, giám đốc Trung tâm Đối thoại và Cầu nguyện tại Oświęcim về những điều mà Ngài hy vọng các du khách sẽ có được sau khi đến thăm di tích trại tập trung này.

“Những ai lần đầu tiên đến đây đều sẽ trải qua một cú sốc”, Cha giải thích.

“Trải nghiệm tiêu cực về sự ác này thì rất mạnh mẽ, và hy vọng của tôi (và đó cũng là nhiệm vụ của chúng ta) đó là điều này không chỉ là một kinh nghiệm tiêu cực, để rồi chúng ta ngã lòng”, Cha cho biết thêm.

Cha Manfred hy vọng rằng các bạn trẻ sau khi rời khỏi trại tập trung Auschwitz sẽ không rơi vào trạng thái hoài nghi về những sự thiện của loài người, cũng như hoài nghi về lòng lành của Thiên Chúa. Mặc dù sau khi tận mắt chứng kiến những tội ác man rợ như vậy tại nơi lưu giữ những di tích từ thời chiến tranh thế giới II, hẳn là cảm giác hoang mang khó có thể cưỡng lại đối với những ai lần đầu tiên đến đây.

Tuy nhiên, Cha Manfred mời gọi các bạn trẻ rằng qua việc tận mắt chứng kiến tội ác của Đức quốc xã tại trại tập trung ở Auschwitz sẽ giúp chúng ta biết chung tay kiến tạo một thế giới mà nơi đó phẩm giá con người được tôn trọng.

Cha hy vọng rằng đây là sẽ thông điệp mà các bạn trẻ sẽ đem về nhà, đồng thời đây cũng là chúc thư của các nạn nhân gửi đến họ.

Cha Manfred cũng đã kể lại câu chuyện về một nạn nhân sống sót của tập trung Auschwitz, đã gặp một số bạn trẻ người Đức, họ nói với ông: “Thưa ông Manfred, ngày nay khi 2 dân tộc chúng ta đã có thể là bạn với nhau không phải là tốt hơn sao?”.

“Và tôi hy vọng rằng mọi người sau khi rời khỏi nơi này, đặc biệt là các bạn trẻ, hãy nhớ nhiệm vụ này: đó là hãy kiến tạo tương lai tươi đẹp hơn”, Cha Manfred nhấn mạnh.

Cha cũng đã kể một câu chuyện khác vừa mới xảy ra với Ngài sáng nay. Một bạn nữ đến từ Syria hỏi Ngài rằng làm thế nào để góp phần xây dựng đất nước của mình; làm thế nào để có thể xây dựng một “nền văn minh tình thương”, như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã mời gọi, trong một quốc gia đang bị giày xéo bởi chiến tranh hận thù và đau khổ.

Cha Manfred trả lời: “Như Cha Maximilian Kolbe, Ngài đã bị sát hại ngay trong trại tập trung này thời chiến tranh. Nhưng Ngài đã nên Thánh vì tình yêu của Ngài không hề bị tiêu diệt.

Chính vì vậy, nhiệm vụ của mỗi người Kitô hữu chúng ta đó là hãy không ngừng gieo rắc tình yêu thương thậm chí ngay cả những nơi đầy thù hận”.

Trong một thế giới mà thảm cảnh bạo lực ngày càng gia tăng, những lời chia sẻ trên của Cha Manfred quả là giờ phù hợp hơn bao giờ hết.

Minh Tuệ (theo Radio Vatican)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết