Đức Hồng Y Lubomyr Husar, một gương mẫu của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp, vừa qua đời hôm thứ Tư ở tuổi 84 sau khi trải qua căn bệnh “ở đầu gối” vào thời hậu Xô viết và dẫn dắt Giáo Hội qua thời kỳ phục hưng. Đức Hồng Y Husar được nhắc đến như một người hiền lành và đạo đức. Ngài làm cho chúng ta nhớ đến Thánh Nicholas, Ông già Noel.
Đức Hồng Y Lubomyr Husar, là một người mẫu mực của Giáo Hội Ukraina, ngài qua đời hôm thứ Tư, theo lời tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Roma.
Trong hơn một thập kỷ (2001-2011), ĐHY Husar là gương mặt và tiếng nói mạnh mẽ của cộng đồng Công Giáo Hy Lạp ở Ukraina. Trong suốt sáu thập kỷ, Giáo Hội này đã phải chứng kiến gần 3000 giáo sĩ bị sát hại ở Siberia, suốt thời gian đất nước này bị Liên xô chiếm đóng.
Vào tháng 11 năm 1991, sau thời gian dài tống khứ 3,5 triệu tín hữu hầm trú và tịch thu gần hết những tài sản của Giáo Hội, Nhà nước hậu Xô viết đã cho phép Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp được hoạt động trở lại. Kể từ đây, Giáo Hội đã phát triển như một phép lạ. Và ĐHY Husar đã đóng một vài trò quan trọng trong thời kỳ khôi phục Giáo Hội này.
Ngày nay, Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp có hơn 5 triệu người tín hữu với 3000 linh mục, hơn 800 chủng sinh và mỗi năm có khoảng 100 linh mục được thụ phong.
Đức Hồng Y Husar sinh năm 1933 ở L’viv, miền tây Ukraine. Gia đình của ngài đã phải chạy trốn Đức Quốc xã và Liên xô để tới Mỹ vào năm 1944. Ngài theo học tại trường Đại học Công Giáo và tại Fordham, sau đó nhận bằng tiến sĩ thần học tại Đại học Urbano ở Roma.
Đức Hồng Y Husar đã được thụ phong linh mục vào năm 1958 ở Stamford, Connecticut, nơi ngài thực hiện sứ vụ với cộng đồng người Ukraina.
Đức Hồng Y Josyf Slipyj đã âm thầm tấn phong cha Husar làm Giám Mục năm 1977 cho những người Công Giáo Ukraina lưu vong.
Vatican đã từ chối thừa nhận việc tấn phong bởi hành động đó có thể gây tức giận cho Giáo Hội Chính thống với một chính sách tiếp cận với Liên xô. Kết quả là Giám Mục Husar đã trải qua hơn một thập kỷ làm giám mục với tất cả khó khăn nhưng không có một đặc quyền nào.
Giám Mục Husar vẫn hoạt động âm thầm trong 19 năm kế tiếp, đến tận khi ngài được công nhận chính thức bởi Đức Gioan Phaolô II và Hội Đồng Công Giáo Hy Lạp vào năm 1996. Khi đó Đức Cha Husar được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá cho Đức Hồng Y Ivan Lubachivsky. Năm 2000, ngài kế vị Hồng Y Ivan Lubachivsky và trở thành người đứng đầu Giáo Hội.
Về mặt nguyên tắc, Vatican công nhận Đức Hồng Y Husar là “Tổng Giám mục Kiev-Galicia”, nhưng với khoảng gần 10 triệu người Công Giáo Hy Lạp trên thế giới, bao gồm cả người ở Ukraina và các nơi khác, ngài được coi như “Đức Thượng Phụ” của họ.
Với thân hình mập mạp luôn nở nụ cười gợi lại hình ảnh của thánh Nicholas, chòm râu trắng, quần dây deo và những cách cư xử cởi mở, ĐHY Husar đã đẫn dắt 22 Giáo Hội Đông Phương hiệp thông với Giáo Hội Roma trong suốt thời kỳ đen tối nhất.
Đức Giám mục Borys Gudziak, thủ lãnh những người Công Giáo Hy Lạp ở Paris, nói: “Ở Ukraina, Thánh Nicholas là một vị thánh đáng yêu bởi sự tốt lành và rộng lượng của ngài đối với người nghèo và trẻ em, vì vậy bất cứ ai được so sánh với Thánh Nicholas đều là người, tôi nghĩ, đáng kính trọng”.
Trả lời phỏng vấn điện thoại trước khi đến Ukraina dự tang lễ vào thứ Hai tới, Đức Giám mục Gudziak nói rằng ngài không có gì ngoài những kỷ niệm với ĐHY Husar bởi hai người đã biết nhau từ 50 năm trước.
Sau khi chính thức được Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II thừa nhận vào năm 1996, với tất cả lòng nhiệt thành và nỗ lực, Đức Cha Husar đã trở thành người lãnh đạo một Giáo Hội “vẫn còn mang những vết thương và phải đau khổ sau những chấn thương kinh khủng”.
Vào thời điểm đó, Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp bị chia rẽ, Gudziak là chứng nhân khẳng định rõ ràng rằng Đức Cha Husar chỉ được bầu sau khi đạt được một vài phiếu và theo số phiếu tối thiểu: 14 – 12
Gudziak nói rằng: “Khi ĐHY Husar qua đời, Thượng Hội Đồng đã có 50 giám mục với sự hợp nhất”.
Mặc dù đây là chức vụ được giữ trọn đời, nhưng từ năm 2009 ĐHY Husar đã bắt đầu có ý định xin nghỉ, một phần bởi sức khoẻ suy giảm, một phần vì những ràng buộc về mặt pháp lý. Ngài đã nghỉ hưu vào năm 2011.
Đức Cha Gudziak nói rằng: “Tôi đã học được rất nhiều từ đấng đáng kính. Chúng tôi từng nhiều lần uống bia với nhau, cười đùa với nhau và tôi sẽ dành thời gian cuối đời cho những bài học mà ngài đã dạy tôi. Đơn giản, đó là những bài học về sự khó nghèo, niềm vui và sự bình an”.
Nghỉ hưu từ năm 2011, ĐHY Husar qua đời như là một trong những người được kính trọng nhất của công chúng ở Ukraina. Hàng trăm ngàn người đã mong tới Kiew hoặc K’viv trong những ngày tới để nói lời chia tay.
Đức Cha Gudziak tâm sự: “Ngài vẫn hăng say phục vụ Bàn thánh, và bây giờ ngài đang hiện diện trong bàn tiệc Thánh Thể trên Thiên Đàng. Tôi không nài xin ngài điều gì hơn. Bây giờ chúng tôi phải tiếp tục gánh vác công việc của ngài”.
Duy Thịnh (theo Crux)