Giáo hội cùng chung tay trong việc ủng hộ việc giải trừ quân bị

  • Tin tức
  • Chúa Nhật, 16-07-2017 | 14:57:21

Tháng 7 năm 2017 đánh dấu hiệp ước đa phương đầu tiên của Liên Hợp Quốc về vũ khí hạt nhân trong hơn hai thập kỷ. Trở lại thế kỷ XX, nhiều nước đã ký kết Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân. Hiệp ước nhằm ngăn chặn các nước phân phối vũ khí hạt nhân, vốn đã gây ra nhiều sự tàn phá vào thời kỳ cao điểm của cuộc Chiến tranh Lạnh.

17204876720_2c433fb5b4_z-600x400

Tháng này, 124 quốc gia đã tham gia vào các cuộc đàm phán vốn mở ra Hiệp ước Ngăn cấm Vũ khí Hạt Nhân. Thoả thuận, đã được thông qua với đa số 122 phiếu ủng hộ, ràng buộc các quốc gia đã đồng ý với một nghĩa vụ hợp pháp nhằm loại bỏ tất cả các loại vũ khí hạt nhân. Chỉ có Hà Lan bỏ phiếu chống đối hiệp ước này trong khi Singapore bỏ phiếu trắng.

Trong số các nước Châu Âu, Châu Á, Scandinavia và Châu Mỹ, các quốc gia không tham gia đàm phán ở New York là các quốc gia nắm giữ vũ khí hạt nhân. Anh, Mỹ và Pháp, tất cả đều không tham gia vào cuộc đàm phán này, đã đưa ra một tuyên bố chung khẳng định quyết định của họ không bao giờ tham gia vào hiệp ước này.

Tuyên bố quả quyết rằng các quốc gia này cho rằng vũ khí hạt nhân là một công cụ cho hòa bình, đã giúp duy trì hòa bình ở châu Á và châu Âu trong bảy thập kỷ qua. Nhà đàm phán chính thức của hiệp ước đồ sộ này – ông Elayne Gomez, cho biết ông hy vọng rằng các quốc gia này sẽ tiến hành thực hiện việc đàm phán. “Không ai có thể chứng kiến các quốc gia này trở thành một phần của hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân ngay từ ban đầu, nhưng cuối cùng họ cũng đã tham gia”, ông Gomez cho biết.

Thậm chí ngay cả khi các siêu cường quốc không nhượng bộ đối với hiệp ước này, nhiều quốc gia cũng như các nhà lãnh đạo Giáo hội đã hoan nghênh hiệp ước này. Một trong những tổ chức ủng hộ hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân của LHQ đó chính là Hội đồng các Giáo hội thế giới (WCC). Tổng thư ký WCC – Tiến sĩ Olav Treit, khẳng định rằng ông nghĩ rằng các chính phủ của những quốc gia này đã đi đúng hướng và “hiện nay, Giáo hội cũng đang đi theo hướng này”. WCC thậm chí đã phát hành một ấn phẩm nhỏ chỉ đạo các Giáo hội thành viên về việc làm thế nào để theo dõi các nghị sĩ của họ đối với hiệp ước này.

Các giáo phái Quaker 9 (hay Thanh giáo) ở Anh cũng tham gia việc tán thành động thái này. Một phát ngôn viên của hiệp hội thậm chí đã tuyên bố rằng lệnh cấm có thể là “một trong những hiệp định hạt nhân mang tính lịch sử nhất trong những năm tới”. Theo hiệp hội, hiệp định này có thể đánh dấu sự khởi đầu của việc chấm dứt sử dụng các loại vũ khí hạt nhân trên mặt trận toàn cầu.

Một nhóm khác thúc đẩy mặt trận thống nhất Giáo hội về vấn đề này đó là Giáo hội Scotland. Người triệu tập Hội đồng Giáo hội và Hội đồng của Tổ chức đã cho rằng hiệp ước mới được thông qua của LHQ là “một động thái tốt” và đánh giá cao cách thức nó sẽ giúp cải thiện thế giới. Theo ông, hiệp ước hiện tại sẽ khiến cho việc này trở nên khó khăn hơn đối với các quốc gia buôn bán và sử dụng các loại vũ khí trên toàn thế giới. Điều này sẽ làm dễ dàng hơn để tẩy chay và phân quyền sử dụng vũ khí hạt nhân.

Sáng kiến của nhiều quốc gia nhằm nghiêm cấm việc sử dụng vũ khí hạt nhân là một bước đi tích cực hướng tới việc giải thoát thế giới mà mình đang sống, do đó nhiều Giáo hội đã chấp nhận nó. Điều mà chúng ta còn phải chứng kiến đó là liệu các quốc gia có vũ khí hạt nhân sẽ tham gia vào sáng kiến để làm cho thế giới trở thành một nơi an toàn hơn hay không.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết