Giáo hội Công giáo và WCC thảo luận về việc xây dựng hòa bình và vấn đề di dân

Việc xây dựng hoà bình và chăm sóc di dân đã trở thành chóp đỉnh trong chương trình nghị sự trong một cuộc họp giữa Nhóm Công tác Chung giữa Hội đồng các Giáo hội Thế giới (WCC) và Giáo hội Công giáo.

Nhóm đối thoại, được thành lập vào năm 1965, đã gặp gỡ từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 9 tại Lisbon. Nhóm gồm 20 thành viên, được tổ chức bởi các Nữ tu Dòng Phanxicô Vô Nhiễm Nguyên Tội và được sự trợ giúp của Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha.

Chuyến viếng thăm kỉ niệm biến cố Đức Mẹ Fatima

Cuộc họp bao gồm cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo các Giáo hội địa phương và chuyến viếng thăm thánh địa Đức Mẹ Fatima trong năm kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra và việc tuyên Thánh cho hai đứa trẻ chăn chiên đã được chứng kiến các cuộc hiện ra.

Trọng tâm chính của các cuộc thảo luận đó chính là vai trò của văn hoá, tôn giáo và đối thoại trong việc xây dựng hòa bình cũng như những thách thức và cơ hội đối với việc hợp tác đại kết nhằm hỗ trợ cho những người di cư và những người tị nạn. Mục đích của công việc này, vốn sẽ được hỗ trợ bởi các chuyên gia tại  Vatican và Hội đồng các Giáo hội thế giới, đó chính là nhằm tìm hiểu các khả năng cho việc hợp tác thực tiễn và chặt chẽ hơn.

Làm chứng cho công lý và hòa bình

RV28294_ArticoloLiên quan đến công việc quan trọng của việc xây dựng hòa bình, nhóm thừa nhận rằng văn hoá, tôn giáo và thậm chí là việc đối thoại có thể bị lạm dụng để gây ra vấn đề bạo lực và xung đột. Đó là lý do tại sao có một sự nhận thức ngày càng gia tăng trong các cộng đồng đức tin về nhu cầu của việc xây dựng những ví dụ thành công của việc hợp tác đại kết và đồng thời củng cố những chứng tá của các Giáo hội vì một nền hòa bình công bằng.

Văn hóa cởi mở và hòa nhập

Tương tự, nhiệm vụ cấp bách của việc chào đón, bảo vệ, hội nhập và trao quyền cho những người di cư và những người tị nạn đòi hỏi phải có một phản ứng chung của tất cả các Giáo hội cũng như sự hợp tác với những người khác làm việc trong lĩnh vực này, nhóm cho biết. Cụ thể nhóm này nhấn mạnh rằng các Giáo hội thành viên cam kết củng cố một nền văn hoá cởi mở và bao dung, nhằm chống lại nạn phân biệt chủng tộc và việc từ chối đối với những người tị nạn.

Dưới đây là bản tuyên bố tại phiên họp bế mạc của Nhóm Làm việc chung tại Bồ Đào Nha:

Nhóm làm việc chung giữa Hội đồng các Giáo hội Thế giới và Giáo hội Công giáo La Mã (JWG) được thành lập vào năm 1965 để theo dõi và tăng cường hợp tác, đã gặp gỡ từ ngày 12/9 đến ngày 15/9 năm 2017 tại nhà Mẹ của các Nữ tu Hội Dòng Phanxicô Vô Nhiễm Nguyên Tội tại Lisbon với sự hỗ trợ của Ủy ban Đại kết trực thuộc Hội đồng Giám mục Bồ Đào Nha do Đức cha D. Manuel da Silva Rodrigues Linda đứng đầu. Cuộc họp bao gồm cuộc gặp gỡ với các đại diện của các Giáo hội tại Lisbon và chuyến viếng thăm thánh địa Đức Mẹ Fatima nhân kỉ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra.

Vai trò của văn hoá, tôn giáo và đối thoại trong việc xây dựng hòa bình cũng như những thách thức và cơ hội đối với việc hợp tác đại kết liên quan đến những người nhập cư và những người tị nạn đã được thảo luận một cách sâu rộng tại cuộc họp này dưới ánh sáng của những Giáo huấn của Chúa Giêsu Kitô theo tinh thần Tin Mừng. Trong nhiệm kỳ hiện tại (2014 – 2021), 20 thành viên thuộc JWG do hai đồng chủ tọa là Đức TGM Nifon Địa phận Targoviste đến từ Giáo hội Chính thống Rumani và Đức Tổng Giám mục Công giáo Địa phận Dublin và Đức Tổng Giám mục Ireland, TGM Diarmuid Martin.

JWG đã thành lập hai nhóm chủ đề về việc xây dựng hòa bình và mối bận tâm đối với những người di cư và những người tị nạn. Các nhóm này làm việc giữa và trong suốt các phiên họp toàn thể để giải quyết những vấn đề trước mắt, xác định đối với những khả năng hợp tác cũng như những khuyến nghị thực tiễn cho việc hợp tác. Công việc của họ đã được đồng hành bởi các nhân viên của Toà Thánh và WCC với chuyên môn đặc biệt của họ trong những lĩnh vực này.

Mục tiêu của nhóm xây dựng hòa bình đó chính là xác định những đóng góp tích cực của các Giáo hội có thể tạo ra để cùng nhau giải quyết các cuộc xung đột và ngăn chặn bạo lực. Nhóm đã nhận ra một thực tế đó là văn hoá, tôn giáo và thậm chí việc đối thoại có thể bị lạm dụng để gây ra vấn đề bạo lực và xung đột.  Có một sự nhận thức ngày càng gia tăng giữa các cộng đồng đức tin rằng việc xây dựng hòa bình cần đến việc tham gia mang tính xây dựng của các Giáo hội. Quả là hết sức quan trọng cân phải phải xây dựng dựa trên những gương mẫu thành công hiện tại về vấn đề hợp tác đại kết và để xác định những cách thế mới có thể thực hiện được mà trong đó các Giáo hội có thể làm chứng về một nền hòa bình công bằng.

Tình hình hiện tại của những người di cư và những người tị nạn chính là ‘một dấu chỉ quan trọng của thời đại’. Nó đòi hỏi một phản ứng chung của tất cả các Giáo hội cũng như sự hợp tác của họ cùng với những người khác đang hoạt động trong lĩnh vực này. Các Giáo hội được mời gọi đề tăng cường sự hợp tác của mình trong việc chào đón, bảo vệ, hội nhập và trao quyền cho những người tị nạn và những người di cư. 

Trong khi vấn đề di dân luôn là một phần của lịch sử nhân loại, hiện thực của việc di dân cưỡng bức, việc từ chối những người tị nạn cũng như thái độ phân biệt chủng tộc ở nhiều nơi đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các Giáo hội. Các Giáo hội đã cam kết củng cố một nền văn hoá của tinh thần cởi mở và bao dung.

Nhóm làm việc sẽ trình bày các khuyến nghị mục vụ cho Giáo hội Công giáo La mã và Hội đồng các Giáo Hội Thế giới về cả hai vấn đề này. Mục đích của các khuyến nghị này là để hướng các Giáo hội đến một sự hiệp nhất lớn hơn trong việc giải quyết những vấn đề quan tâm sống còn.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết