Giáo hội Công giáo Đức đối diện với cánh cực hữu

Đối mặt với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy cánh hữu, Giáo hội Công giáo Đức tìm kiếm các cách hành động.

manifestation-contre-parti-populiste-afd-21-decembre-berlin_0_730_517

 

Thảo luận gây ý thức

Nhóm công tác được thành lập vào năm 2015 để nâng cao nhận thức của “Giáo Hội và xã hội nói chung”, đã gặp nhau hồi giữa tháng Mười Hai.

Đâu là vai trò của Giáo hội Công giáo trong cuộc chiến chống chủ nghĩa cực đoan? Vấn đề này có một ý nghĩa đặc biệt ở Đức từ cuộc khủng hoảng di cư, các mối đe dọa khủng bố, sức mạnh phát triển của phong trào Islamophobic Pegida và sự thành công trong bầu cử của đảng dân túy Chọn lựa khác cho nước Đức (AFD).

Để trả lời câu hỏi này, Hội đồng Giám mục Đức và ‘Ủy ban Trung ương Công giáo Đức đã thành lập, vào năm 2015, một nhóm làm việc, nằm trong Ủy ban Công lý và Hòa bình, có nhiệm vụ tổ chức một ngày tranh luận tại Berlin vào 16/12.

Nhóm làm việc này tím cách nâng cao nhận thức cả trong Giáo Hội lẫn trong xã hội nói chung” – Daniel Legutke, phụ trách Công Lý và Hòa Bình – nói. “Giáo Hội là một phần của vấn đề nhưng cũng là một phần của giải pháp”.”

Sự kiện một số khá đông người Công giáo bị các chủ đề dân túy lôi cuốn, chính là một vấn đề trung tâm đối với nhóm làm việc này.

21,5% số người Công giáo Đức có lập trường bài ngoại

Theo một nghiên cứu của Đại học Leipzig, 21,5% số người Công giáo Đức bày tỏ lập trường bài ngoại, so với 17,9% Tin Lành và 15,7% những người không có tôn giáo.

Chúng ta phải tính đến thực tế là có những thành viên của Giáo hội là những người ủng hộ phong trào độc tài và phản dân chủ” – Cha Karl Justen, Chánh Văn phòng Công giáo trong diễn đàn Berlin về mối quan hệ giữa Giáo hội Đức và chính trị, thừa nhận như vậy. “Một người Công giáo không thể cảm thấy AFD là nhà mình, nhưng tôi không thể cấm người ấy tham gia tổ chức đó” – ngài lưu ý. “Là một Giáo Hội, chúng ta phải đi vào những môi trường khó khăn. Chúng ta phải ứng đáp với những lời tranh luận“.

Đó là những gì Andreas Fisch cố gắng làm. Nhà thần học này làm việc cho Giáo Phận Paderborn (miền trung nước Đức) và can thiệp, theo yêu cầu của các cơ quan chức năng hoặc của các nhân viên xã hội, bên cạnh những người tiếp xúc với chủ nghĩa cực đoan cánh hữu. “Tôi cung cấp cho họ các kỹ thuật để đáp ứng. Làm thế nào giải thích mọi thứ để thay đổi hướng suy nghĩ của người đối thoại?”

“Nhân viên của Caritas làm việc với người tị nạn phải đối mặt với nhiều lời chỉ trích” – Andreas Belz  thừa nhận. Các nhân viên xã hội làm việc cho giáo phận Mainz và hoạt động với đội ngũ nhân viên từ các tổ chức từ thiện để giúp họ phản ứng trong tình huống như vậy. “Điều quan trọng là Caritas hỗ trợ nhân viên của mình.”

Đừng để những tranh luận công khai trong tay của những kẻ cực đoan cánh hữu

Đừng để những tranh luận công khai trong tay của những kẻ cực đoan cánh hữu, là một trong những ưu tiên mà nhóm công tác đưa ra.

Nhà khoa học chính trị Wilhelm Heitmeyer của Đại học Bielefeld (North Rhine) cũng chủ trương rằng Giáo Hội phải quan tâm nhiều hơn đến các giáo dân lớn tuổi, là những người có vai trò làm gương, nhưng cũng dễ bị cám dỗ bởi các chủ đề dân túy.

Ưu tiên hành động và gương sáng

Cha Oliver Potschien thì không còn muốn thảo luận nữa. “Tôi không có thời gian và mong muốn thuyết phục mọi người,” vị linh mục làm việc trong giáo xứ Petershof gần Duisburg nói. Ngài đã được trao giải thưởng Công giáo năm 2015 của Hội đồng Giám mục Đức vì những hoạt động chống lại nạn bài ngoại và phân biệt chủng tộc, ủng hộ những hành động và gương mẫu hơn là thảo luận.

Năm ngoái, khi những người tị nạn kéo đến, ngài mở cửa của nhà thờ và trung tâm giáo xứ, gây ra những phản ứng tiêu cực từ một số giáo dân. “Mỗi tuần chúng tôi chào đón một ngàn người tị nạn nhờ 140 tình nguyện viên của chúng tôi. Tôi cố gắng làm việc cùng mọi người, những người hoàn toàn khác nhau, để làm cho họ gặp nhau” – ngài nói. “Vai trò của Giáo Hội là cho những người không có tiếng nói được nói. Giáo hội phải được nhớ luôn điều đó”.

—————————————————————————————-

Chủ nghĩa dân túy cánh hữu được đẩy mạnh ở Đức bởi Đảng Chọn lựa khác cho nước Đức (AFD) và phong trào Pegida (những nhà ái quốc châu Âu chống lại Hồi giáo phương Tây).

Được thành lập vào năm 2013, AFD ban đầu là một đảng chống euro. Việc chỉ định Frauke Petry đứng đầu vào năm 2015 đã ghi dấu khúc rẽ sang cánh hữu, được thúc đẩy bởi cuộc khủng hoảng di cư và phong trào công khai chống Hồi giáo. Đảng này đã bước vào 10 trong số 16 khu vực của nước Đức và nhận được sự ửng hộ mạnh nhất ở phía đông. Đảng này được 13% dân số có ý định bỏ phiếu và hy vọng vào quốc hội liên bang vào tháng năm 2017. Đối với Tổng giám mục Cologne, Đức Cha Rainer Maria Woelki, “lập trường của AFD là không tương hợp với Tin Mừng”.

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết