“Chúng tôi lên án việc giết hại những người biểu tình và tất cả lực lượng tàn nhẫn” được sử dụng bởi quân đội và cảnh sát, Ủy ban Công lý và Hòa bình ở Zimbabwe cho biết sau khi lực lượng an ninh tại thủ đô, Harare, bắn vào những người biểu tình cáo buộc chính phủ về việc gian lận bầu cử.
CAPE TOWN, Nam Phi – Giáo hội tại Zimbabwe cho biết họ đang chuẩn bị cho việc trở thành trung gian hòa giải giữa các nhà lãnh đạo chính phủ và phe đối lập sau khi 6 người đã thiệt mạng trong một vụ bạo lực xảy ra sau cuộc bầu cử tổng thống gây tranh chấp.
“Chúng tôi đã đề nghị dàn xếp bất kỳ cuộc tranh chấp bầu cử nào cũng như các mối bận tâm rộng lớn hơn”, linh mục Frederick Chiromba, tổng thư ký Hội đồng Giám mục Công giáo Zimbabwe, phát biểu với Catholic News Service hôm 6 tháng 8 trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ Harare.
Với giáo xứ và các cấu trúc khác, các nhà thờ tại Zimbabwe sẽ được bố trí để dẫn dắt các hoạt động trong tiến trình hòa bình và hòa giải quốc gia vốn đã bắt đầu vào đầu năm nay, linh mục Chiromba nói.
Ông Emmerson Mnangagwa được tuyên bố là người chiến thắng trong cuộc bầu cử được tổ chức vào ngày 30 tháng 7, thế nhưng nhà lãnh đạo đối lập Nelson Chamisa đã phản đối kết quả và đồng thời cho biết rằng ông sẽ không thừa nhận kết quả này tại tòa án.
Ông Mnangagwa sẽ kế vị tổng thống Robert Mugabe, người đã lãnh đạo Zimbabwe kể từ khi giành độc lập từ Anh vào năm 1980, sau khi tiếp quản quân sự vào tháng 11.
“Chúng tôi lên án việc giết hại những người biểu tình và tất cả lực lượng tàn nhẫn” được sử dụng bởi quân đội và cảnh sát, Ủy ban Công lý và Hòa bình ở Zimbabwe cho biết sau khi lực lượng an ninh tại thủ đô, Harare, bắn vào những người biểu tình cáo buộc chính phủ về việc gian lận bầu cử.
Lưu ý rằng việc sử dụng đạn dược trực tiếp để đàn áp dân thường không vũ trang là “hết sức cực đoan” và đồng thời vi phạm các quyền cơ bản của con người, ủy ban cũng chỉ trích những người biểu tình vì các hành động bạo lực bao gồm việc phá hủy tài sản.
Ủy ban cũng kêu gọi các lực lượng an ninh phải xin lỗi, đặc biệt là các gia đình có người thân thiệt mạng.
“Việc nói lời ‘xin lỗi’ sẽ mở đường cho việc chữa lành và tái xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa công dân và các lực lượng quốc phòng của họ”, ủy ban cho biết trong một tuyên bố vào ngày 2 tháng 8 được ký bởi chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình, Đức Cha Rudolf Nyandoro Địa phận Gokwe.
Các nhà thờ tại Zimbabwe có thể làm trung gian hòa giải một “cuộc đối thoại bí mật giữa tất cả các bên”, Ủy ban cho biết, đồng thời lưu ý rằng “một quá trình toàn diện, khách quan, được xây dựng trong nội bộ” là hết sức cần thiết cho việc giải quyết cuộc xung đột bầu cử.
Những thách thức mà Zimbabwe hiện đang phải đối mặt quả là “sâu sắc hơn nhiều so với các cuộc bầu cử”, linh mục Chiromba nói. “Hiện vẫn còn thiếu sự tin tưởng giữa mọi người dân và chính phủ” ở tất cả mọi cấp độ và các nhà thờ trên toàn đất nước đóng “một vai trò quan trọng trong việc khôi phục sự tin tưởng đó”, linh mục Chiromba nói.
“Nếu chúng ta có thể xoay sở để cùng nhau thăng tiến lên với tư cách là một dân tộc”, sự phát triển vô cùng cần thiết sẽ xảy ra theo sau đó, linh mục Chiromba nói.
Hầu hết mọi người dân tại Zimbabwe, với dân số gần 16 triệu người, phải sống sót với số tiền 1 đôla một ngày. Họ phải kiếm sống một cách hết sức khó khăn nhờ việc buôn bán kinh doanh quy mô nhỏ không chính thức, chủ yếu là bán các loại hàng hóa được nhập từ Nam Phi.
“Các nhà đầu tư đang chờ đợi kết quả của những cuộc bầu cử này. Giờ đây các cuộc bầu cử đã kết thúc, chúng tôi hy vọng rằng Zimbabwe sẽ được gia nhập vào cộng đồng các quốc gia, vốn sẽ giúp đỡ cho việc tạo công ăn việc làm”, linh mục Chiromba nói.
Các chính sách của chính quyền Mugabe đã bị đổ lỗi cho sự suy giảm kinh tế của đất nước trong hai thập kỷ qua.
“Hiện đã có một nỗ lực có ý thức và bền vững để khôi phục lại đất nước” và nền kinh tế “đang trong giai đoạn sớm phục hồi”, linh mục Chiromba nói.
Minh Tuệ chuyển ngữ