Giáo hội Ba Lan xấu hổ vì cuộc khủng hoảng chính trị

  • Tin tức
  • Thứ Năm, 10-08-2017 | 07:36:36

Cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra ở Ba Lan xung quanh việc cải cách Tòa án Hiến pháp mà chính phủ mong muốn thực hiện, đang làm bối rối Giáo hội Ba Lan, vốn có truyền thống ủng hộ những người bảo thủ. Sau một thời gian dài im lặng trước những cuộc biểu tình trên đường phố và những cuộc tranh luận đầy bạo lực tại Quốc hội, Giáo hội đang, một cách “ngại ngùng”, giữ khoảng cách với quyền bính hiện hành.

president-polonais-Andrzej-Dudadune-celebration-religieuse_0_729_531

Đáng lẽ Giáo hội phải bày tỏ lập trường sớm hơn và mạnh mẽ hơn,” Đức Cha Tadeusz Pieronek than thở. Đối với vị Giám mục nổi tiếng tự do nguyên là Tổng thư ký của Hội đồng Giám mục Ba Lan này, bức thư ngỏ của     Đức Cha Stanislaw Gadecki, đương kim Chủ tịch Hội đồng Giám mục, là hơi muộn màng.

Trong thực tế, Đức Cha Stanislaw Gadecki đã đợi đến ​​ngày 24 tháng 7 mới công khai lên tiếng, khi chính phủ bảo thủ đưa ra các cải cách hệ thống tư pháp. Những cải cách này nhắm gia tăng sự kiểm soát của hành pháp trên công lý và đưa ra, theo quan điểm của những người đối lập, các phương tiện gây ảnh hưởng đến công việc của Tòa án Tối cao.

Dân chủ đúng là chỉ có thể có trong nhà nước pháp quyền“, Đức Cha Stanislaw Gadecki khẳng định, nhớ lại những lời của Đức Gioan Phaolô II nói về tầm quan trọng của tam quyền phân lập. Trong lá thư đề ngày 24 tháng 7 gửi Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda, Đức Tổng Giám mục của Poznan đã cảm ơn Tổng thống vì ông đã phủ quyết hai dự luật gây tranh cãi về cải cách toàn diện.

Cho đến lúc đó, Giáo hội Ba Lan luôn giữ im lặng dù đã có những cuộc biểu tình của hàng ngàn người Ba Lan. Việc phủ quyết này đã thay đổi tình hình. Nhiều nhà quan sát nói rằng Giáo hội Công giáo Ba Lan đã làm việc cách kín đáo để thúc đẩy các quyết định của ông Andrzej Duda.

“Giáo hội không bao giờ phản ứng một cách nhanh chóng”

“Bức thư đã được phát hành mãi năm tiếng đồng hồ sau khi các phủ quyết của Tổng thống được công bố. Giáo hội chẳng bao giờ phản ứng một cách nhanh chóng,” Blažej Strzelczyk, một nhà báo của tờ tuần báo Công giáo Tygodnik Powszechny nói.

Tổng thống Duda cũng đã đến thăm Đền Thánh Đức Mẹ Jasna Gora (Czestochowa), một ngày trước khi phủ quyết. “Chính thức thì ông đến đó để cầu nguyện, nhưng thực ra là để tiến hành đàm phán hậu trường với một số Giám mục,” Blažej Strzelczyk nói.

Trong một đất nước như Ba Lan, vốn là một quốc gia Công giáo mộ đạo, tiếng nói của Giáo hội Công giáo là tiếng nói có trọng lượng trong các cuộc tranh luận công cộng. “Khi nền dân chủ bị thử thách, lập trường của Giáo hội được mong chờ và là cần thiết. Chúng tôi phải cho thấy rằng chúng tôi đang đứng về  phía nền dân chủ,” Đức Cha Pieronek nói, gợi nhớ đến vai trò chủ chốt của Giáo hội trong sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản vào năm 1989.

Nhưng đối với những người bảo thủ, các biến cố mới đang gây căng thẳng. Về mặt lịch sử chính trị và về mặt dấn thân, Giáo hội cảm thấy gần gũi với đảng Luật pháp và Công lý (PiS), hiện đang nắm quyền, vốn chia sẻ một nỗ lực chung để bảo vệ các giá trị xã hội và đạo đức, đặc biệt là trong lĩnh vực gia đình. Jaroslaw Dudala, nhà báo tại tuần báo bảo thủ Gosc Niedzielny, do đó, lấy làm ngạc nhiên khi thấy “một số vòng tròn tự do xuất hiện trong lời của Giáo Hội, những lời mang tính chỉ trích khi đề cập đến các vấn đề xã hội …”

Trong một đất nước mà 92% dân số là Công giáo, “thật là tự nhiên khi tất cả các bên đều tìm kiếm sự đồng thuận của Giáo hội,” Blažej Strzelczyk nói. “Tuy không công khai đề cập đến chính trị, các bài giảng Chúa nhật đã có vẻ ủng hộ vị trí đặc biệt của đảng bảo thủ. Nếu ngày hôm nay họ nắm được quyền lực, thì đó là nhờ vào sự hỗ trợ của các giám mục và linh mục tại các giáo phận”.

Một tinh thần ngờ vực độc đáo

Nhưng cuộc khủng hoảng chính trị do việc cải cách tư pháp và những khác biệt quan điểm suốt hai năm liên quan đến việc tiếp nhận người tị nạn, đã làm suy yếu mối liên hệ giữa Đảng Bảo thủ và Giáo hội. “Ngay cả các Giám mục nhân từ đối với đảng Bảo thủ cũng quay ra hoài nghi. Họ không chịu được sự thờ ơ như vậy, cách đặc biệt là đối với vấn đề người tị nạn, là vấn đề không thể có đối thoại với chính phủ,” Ignacy Dudkiewicz, phóng viên của tờ báo Công giáo “Wiara” rất có ảnh hưởng, phân tích.

Trước hết, các Giám mục Ba Lan, nhấn mạnh việc tiếp nhận người tị nạn, hiện đang xem xét đến việc mở “các hành lang nhân đạo” để đón nhận họ. “Sự bất tín nhiệm đối với chính quyền thậm chí còn bất thường hơn, nhà báo Công giáo nói, khi nó xảy ra ngay trong hàng ngũ bảo thủ nhất của Giáo hội.”

Ảnh hưởng của Đức Giáo hoàng Phanxicô? Một năm trước đây, tại một cuộc gặp gỡ riêng trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Krakow, Đức Thánh Cha đã thảo luận lâu giờ với các giám mục Ba Lan về vấn đề người tị nạn. Ngài thừa nhận rằng “các quốc gia không có cùng những khả năng” đón tiếp, nhưng ngài cũng nói rằng tất cả các nước đều có “cơ hội quảng đại.”

Vũ Hùng (theo La Croix)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết