Giáo Hội Ấn độ kêu gọi bảo vệ hiến pháp và tự do tôn giáo

“Hiến pháp Ấn Độ lâm nguy và nhiều người sống trong bất an. Cần cấp bách bảo vệ các giá trị của Hiến Pháp, bao gồm quyền tự do hành đạo”. Trước tình hình Ấn giáo đang được áp đặt trên các khía cạnh của đời sống xã hội, các GM Ấn độ lên tiếng kêu gọi bảo vệ tự do tôn giáo.

Người tìn đồ Ấn giáo  (AFP or licensors)

Người tìn đồ Ấn giáo (AFP or licensors)

ĐC Filipe Neri Ferrao, TGM Goa và Daman, đã khẳng định như trên trong thư mục tử gửi tín hữu toàn giáo phận. ĐC viết trong thư: Trong bối cảnh cuộc tổng tuyển cử sắp tới chúng ta phải nỗ lực hiếu biết Hiến Pháp rõ ràng hơn để bảo vệ nó. Trong các thời gian qua chúng ta thấy có một khuynh hướng mới muốn áp đặt sự đồng nhất liên quan tới kiểu ăn mặc và sống, kể cả liên quan tới việc tôn thờ ai. Đây là một loại duy một văn hóa độc nhất: các quyền con người bị tấn kích, và nền dân chủ xem ra gặp nguy hiểm. Các nhóm tôn giáo thiểu số lo sợ cho sự an toàn của họ, và người dân bị nhổ khỏi gốc rễ đất đai và nhà cửa của họ nhân danh phát triển. Các nạn nhân đầu tiên là những người nghèo nhất. Người ta dễ dàng chà đạp quyền của dân nghèo, vì rất ít người dám lên tiếng phản đối. Tổng giáo phận Goa Daman có 26% trên tổng số 1,5 triệu dân là tín hữu công giáo.

Trong các tuần qua ĐC Anil Couto, TGM New Dehli, cũng đã kêu gọi các linh mục toàn tổng giáo phận thủ đô cầu nguyện cho đất nước trong viễn tượng các cuộc tổng tuyển cử vào năm 2019, và bầu khí chính trị sôi động đe dọa nền dân chủ và tính cách đời của chính quyền.

Thư của ĐC đã được đọc trong mọi nhà thờ giáo xứ ở New Dehli. Trong thư ĐC cầu mong luân lý đạo đức của nền dân chủ đích thật được tôn trọng trong cuộc tổng tuyển cử.

Các tôn giáo thiểu số tại Ấn Độ càng ngày càng bị các nhóm Ấn giáo cuồng tín tấn công trong 4 năm cai trị của thủ tướng Narendra Modi thuộc đảng Baratiya Janata. Các người Ấn giáo cuồng tín đã phê bình thư của ĐC Couto và nói rằng nó góp phần lôi kéo các lợi lộc phe nhóm.

Tại Ấn Độ các Kitô hữu chỉ chiếm 2% trên tổng số 1,3 tỷ dân, trong đó có 80% theo Ấn giáo và 14% theo Hồi giáo.

Linh Tiến Khải – Vatican

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết