Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Crux, vị Tân Giám mục Hồng Kông đã chia sẻ về cách thức Ngài tập trung vào các vấn đề mục vụ đối với các vấn đề chính trị. Đức Cha Yeung cho biết Ngài chú ý đến giới trẻ, những người cao tuổi, cũng như việc xây dựng một xã hội liên đới, thay vì nhấn mạnh đến sự bất đồng chính trị với chính phủ.
HONG KONG – Khi Đức Cha Michael Yeung đảm nhận sứ vụ lãnh đạo Giáo phận Hồng Kông vào tháng 8 vừa qua, Ngài đã thừa hưởng một vai trò mà trước đó đã từng được đảm nhận bởi những nhân vật có tiếng nói trong Giáo hội Công giáo trong hai thập kỷ qua – mong muốn sử dụng vị thế của mình không chỉ đối với việc để lại một dấu ấn mạnh mẽ tại Hồng Kông, mà còn đối với bối cảnh quốc tế rộng lớn hơn mà trong đó họ đang thi hành sứ vụ của mình.
Cả hai vị Hồng Y Joseph Zen và John Tong Hon – những người đã được ĐTC Phanxicô chấp thuận việc từ nhiệm vào hồi tháng Tám – đều có thể được nhìn thấy không chỉ nơi các Giáo phận của họ, mà còn trong các vấn đề toàn cầu của Vatican.
Ở tuổi 71, Đức Cha Yeung tràn đầy sức sống, mặc dù đôi khi không được như vậy. Khi Ngài nói về những vấn đề mà Giáo phận của Ngài hiện đang phải đối mặt, người ta có thể cảm nhận được rằng Ngài coi đây như một bệnh viện dã chiến, với việc vai trò của Ngài được đánh dấu bởi sự quan tâm đến những nhu cầu cấp bách của đoàn chiên, chứ không phải là sự háo hức để tự đắm mình trong các cuộc tranh luận cũng như các cuộc xung đột giữa các Giáo phái.
Đức Cha Yeung sinh ra ở Thượng Hải, nhưng Ngài đã cùng với gia đình chuyển tới Hồng Kông khi chỉ mới bốn để trốn thoát các lực lượng của cuộc Cách mạng Văn hoá Trung Quốc. Ngài đã chia sẻ về tình yêu đối với nền văn hoá và lịch sử Trung Quốc vốn đã ăn sâu vào máu của Ngài rất nhiều, dẫn đến một cách tiếp cận đối với mối hệ giữa Vatican và Trung Quốc vốn nhấn mạnh đến những kết quả tích cực chứ không phải là sự chia rẽ hiện tại của nó.
“Như chúng ta biết, dân số Trung Quốc hiện nay là 1,4 tỷ người. Nếu chỉ một phần trăm toàn bộ dân số trở lại đạo Công giáo, con số đó thậm chí sẽ còn nhiều hơn cả châu Âu”, Đức Cha Yeung cho biết.
“Có rất nhiều người dân tại Trung Quốc hiện vẫn chưa có cơ hội được đón nhận Tin Mừng, vì vậy tôi thiết nghĩ Đức Thánh Cha Phanxicô có lý do chính đáng để mỗi ngày cân nhắc việc làm thế nào để truyền bá Tin Mừng trên Trung Quốc đại lục. Đó không phải vì mục đích chính trị”, Đức Cha Yeung cho biết thêm.
“Giáo hội không bao giờ được phép chạy theo những lo lắng về địa vị hay quyền lực. Khi Giáo hội có địa vị hay quyền lực to lớn, thì đó chính là khi Giáo Hội đã trở nên mục rữa. Khi Giáo Hội trở nên nghèo khó và khiêm tốn trong việc phục vụ người khác, thì đó chính là khi Giáo Hội đang thực sự phát triển”.
Chỉ một vài ngày trước cuộc phỏng vấn của tôi với Đức Cha Yeung, tôi đã dành thời gian với Hồng y Joseph Zen, người đã nhấn mạnh rằng Giáo hội không thể thỏa hiệp trong việc làm chứng cho đức tin và phải tiếp tục chống lại Đảng Cộng sản chính thức ở Trung Quốc.
Đức Cha Yeung, trong khi ít nhiều đồng tình với cách tiếp cận tổng thể của ĐHY Joseph Zen, đã đưa ra một cái nhìn chi tiết hơn về những vấn đề cụ thể.
“Tôi nghĩ rằng Đức Thánh Cha muốn tiếp cận Trung Quốc không phải vì bất kì sự cạnh tranh về chính trị hay quyền lực nào cả … Chúa Giêsu Kitô của chúng ta, Ngài đã không bao giờ yêu cầu các môn đệ của mình chống lại đế chế La Mã”, Đức Cha Yeung cho biết.
“Tất nhiên, chúng ta phải mạnh mẽ lên tiếng khi những luật lệ và những quy định này trái với những Giáo huấn của Giáo Hội cũng như những Giáo huấn của Thiên Chúa”, Đức Cha Yeung nhấn mạnh.
“Tôi luôn muốn hạn chế loại vấn đề tôn giáo ở Trung Quốc đối với một vấn đề địa phương và chúng ta hãy tận dụng cơ hội để chúng ta có thể lắng nghe và đối thoại với nhau. Có lẽ việc đối thoại không phải lúc nào cũng thành công”, Đức Cha Yeung nói.
“Chúng tôi tin rằng mọi thứ đều nằm trong tay Thiên Chúa, vì vậy chúng tôi duy trì một thái độ tích cực. Để trở thành một Kitô hữu chắc chắn phải trở nên tích cực. Việc trở thành một Kitô hữu đồng nghĩa với việc phó thác tất cả mọi thứ vào tay Thiên Chúa”.
Một bệnh viện dã chiến đang hoạt động
Các văn phòng của Đức Cha Yeung nằm trong khu phức hợp của người Công giáo tại Hồng Kông – gần như là một pháo đài như một loạt các công trình bao gồm các văn phòng của Giáo phận, một số trường học, văn phòng Caritas và trung tâm của các tòa nhà kín, và ngôi Vương Cung Thánh Đường của thành phố.
“Tôi không đáng hưởng điều này”, Đức Cha Yeung trả lời sau khi tôi chúc mừng Ngài sau khi nhận nhiệm sở mới của mình. Đức Cha Yeung là một vị Giám mục đang tập trung vào những thách thức cụ thể của Giáo phận của mình cũng như cách thức mà Giáo hội Công giáo có thể đóng vai trò quan trọng trong đời sống của các tín hữu.
“Hồng Kông là một xã hội đầy những thách thức, đồng thời nó cũng là một xã hội đầy rẫy những rạn nứt”, Đức Cha Yeung nói. “Chúng ta có những con người khác nhau, những tiếng nói và ý kiến khác nhau, và tôi luôn hy vọng có được cơ hội để chúng ta có thể ngồi xuống và thực sự đối thoại và lắng nghe nhau. Điều này sẽ không thể đạt được một sớm một chiều được”.
“Xã hội này đang nhanh chóng già đi. Đây là một trong những thành phố trên thế giới trong vòng chưa đầy 20 năm, cứ mỗi ba người lại có một người trên 65 tuổi”, Đức Cha Yeung cho biết thêm.
“Vậy ai sẽ mang ngọn đuốc? Thế hệ trẻ hơn dù chúng ta có thích họ, dù chúng ta đồng ý với họ, chỉ trong vài năm nữa, họ sẽ là chủ đạo của xã hội”.
Khi đề cập đến vấn đề này, chúng tôi đã thảo luận về Thượng Hội đồng sắp tới của ĐTC Phanxicô về Giới trẻ, và việc nhận định Ơn gọi, mà trong đó, Đức Cha Yeung đã phát biểu với một sự nhiệt tình và đã vang vọng thách thức của ĐTC Phanxicô đối với việc tiếp cận Thượng Hội đồng này với các giải pháp sáng tạo.
Một ý tưởng mà Ngài muốn đề xuất ở cấp địa phương đó là việc giúp đỡ cho các doanh nhân trẻ ở Hồng Kông. Đức Cha Yeung nhận ra rằng cả tình trạng thất nghiệp cũng như việc chi phí thuê văn phòng gia tăng chính là một thách thức lớn đối với giới trẻ, và như vậy, Ngài đã đề xuất với chính phủ rằng họ sẽ biến các tòa nhà trường học bỏ trống của họ thành những không gian làm việc chung cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trẻ. Điều này, Đức Cha Yeung tin rằng, sẽ giúp tạo ra một cảm thức về tinh thần cộng đồng, đồng thời cũng thúc đẩy sự sáng tạo.
Đó chỉ là một ý tưởng, nhưng đó chính là dấu hiệu cho thấy tâm trí của anh ta đang ở đâu trong vấn đề này.
“Các thế hệ trẻ chính là trách nhiệm mục vụ vô cùng quan trọng đối với Giáo Hội, không những để có thể giúp họ học hỏi, mà còn giúp họ phát triển”, Đức Cha Yeung nhấn mạnh.
Chia sẻ Hành trình
Giáo hội Công giáo ở Hồng Kông có gần 400.000 thành viên, nhưng chỉ chiếm khoảng 5% dân số. Tuy nhiên, nó đã đóng một vai trò nổi bật trong lãnh thổ kể từ khi Anh cai trị, cung cấp một mạng lưới an toàn xã hội thông qua các hệ thống giáo dục, nhà ở, y tế và các dịch vụ xã hội khác.
Caritas, cơ quan toàn cầu của Giáo hội đối với việc thực hiện công việc xã hội của Giáo hội, là cơ chế chính đối với các dịch vụ xã hội của Giáo hội tại Hồng Kông, đồng thời cũng là tổ chức mà Đức Cha Yeung đã đóng vai trò chủ tịch trước khi được bổ nhiệm Giám mục.
“Tôi vẫn thích công việc đó hơn”, Đức Cha Yeung nói với một cái nháy mắt.
Nhưng có rất nhiều sự thật được lượm lặt từ một tuyên bố như vậy. Tâm hồn của Đức Cha Yeung là tâm hồn của một vị mục tử chú trọng mạnh mẽ vào việc làm thế nào để Giáo hội có thể trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của thành phố. Đây là một trong những lý do mà Đức Cha Yeung đã chia sẻ với một sự hăng hái như vậy về chiến dịch “Chia sẻ Hành trình” của ĐTC Phanxic vốn đã được đề khởi vào hồi hồi tháng trước trong một nỗ lực nhằm tập trung Giáo hội toàn cầu vào tình cảnh của những tị nạn và những người nhập cư.
“Chia sẻ Hành trình”, tất nhiên, là nền tảng của vấn đề tị nạn, không chỉ ở châu Âu … mà còn đối với người dân ở Hong Kong, chúng tôi muốn giữ người dân từ đất liền giữ khoảng cách … chúng tôi nghĩ rằng có quá nhiều người dân đến từ đại lục sẽ là một mối nguy hiểm đối với chúng ta. Hoặc nhìn vào châu Âu, ở Đức, người dân e ngại việc tiếp nhận những người tị nạn. Ở Vương quốc Anh, họ muốn tránh xa những người tị nạn, và đó là lý do tại sao họ có quá trình Brexit”, Đức Cha Yeung nói.
Đức Cha Yeung bản thân cũng là một người nhập cư và đánh giá cao điểm trọng tâm đó, nhưng đồng thời cũng cho biết rằng nó thậm chí còn có ý nghĩa rộng hơn.
“Chia sẻ Hành trình” không chỉ nói về di dân, những người nhập cư hay những người tị nạn, đó là chúng ta biết rằng chúng ta cùng đồng hành với nhau… rằng chúng ta phải giúp đỡ lẫn nhau. Chúng ta tất cả đều là những người tạm trú”.
“Anh là khách ở Hong Kong”, Đức Cha Yeung. “Anh là một người tạm trú. Nhưng tôi cũng không phải là người tạm trú sao? Tôi chỉ là sinh sống ở đây lâu hơn anh ở Hồng Kông. Chúng ta cần sự giúp đỡ từ người khác”.
Đối với Đức Cha Yeung, đó chính là công việc xây dựng xã hội liên đới vốn có thể xác định khoảng thời gian với tư cách là Giám mục của một trong những thành phố phát triển nhanh nhất thế giới. Ngài tin rằng nếu Giáo hội có thể tạo ra một môi trường vốn chào đón những người xa lạ, thì một tư duy như vậy có thể mở đường cho sự cứu rỗi.
“Chúng ta được Thiên Chúa giao phó để tận dụng tốt hơn tình hình cũng như môi trường của chúng ta, để giúp đỡ lẫn nhau tốt hơn. Nếu không sẽ không thể hiểu được những điều mà ĐTC Phanxicô đã đề cập trong Laudato si”.
“Môi trường này không phải là một môi trường thể lý, nó còn là một môi trường về các mối quan hệ. Không chỉ về mối tương quan của chúng ta với trái đất, làm thế nào để chúng ta tận dụng sự giàu có của thế giới và cách chúng ta sử dụng nước – đó cũng là cách chúng ta tôn trọng lẫn nhau”, Đức Cha Yeung nói. ” ‘Chia sẻ Hành trình’ cũng tương tự như vậy. Đức Thánh Cha đang kêu gọi chúng ta sử dụng các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau “.
Trong bài giảng đầu tiên của mình với tư cách là Giám mục Hồng Kông, Đức Cha Yeung chia sẻ: “Những ưu tiên mục vụ của Giáo phận gồm có thừa tác vụ trong việc chữa lành các mối quan hệ, đặc biệt là liên quan đến các vấn đề ảnh hưởng đến các gia đình, những mối quan hệ đổ vỡ và những người bị tổn thương”.
Khi tôi đề nghị Ngài tóm tắt sự chú trọng của mình đối với Giáo phận của mình, Ngài quay sang phía giáo dân và chia sẻ:
“Chỉ bằng cách lắng nghe họ và suy nghĩ thông qua những quan điểm của họ rằng chúng ta sẽ biết phải làm gì và phân biệt điều gì là quan trọng hơn”.
Minh Tuệ chuyển ngữ