Những người dân Ai Cập này chính là những nạn nhân gần đây nhất của các vụ tấn công khủng khiếp vốn không chỉ gây ra sự kinh hoàng cho các Kitô hữu Trung Đông, mà còn cho cả thế giới, kể cả Đức Giáo Hoàng. Các vụ tấn công hôm Chúa Nhật lễ Lá, hoặc cuộc thảm sát nhằm vào chiếc xe buýt chở những người hành hương tới một tu viện ở miền bắc Ai Cập, đã là một cú sốc đối với các Kitô hữu Coptic, những người vẫn không chịu nổi sự cám dỗ của việc trả thù.
ANBA ANGA
Giám mục Giáo hội Chính Thống Coptic của Vương quốc Anh
“Có một chiến dịch lớn của các vụ tấn công khủng khiếp nhằm vào các Kitô hữu Coptic tại Ai Cập vào thời điểm này, kể từ tháng 12 năm ngoái khi ngôi Vương Cung Thánh Đường bị đánh bom, Nhà thờ Thánh Phêrô. Sau đó, chúng tôi đã phải chịu đựng những vụ đánh bom khác nhằm vào các nhà thờ, chúng tôi đã phải chứng kiến những người hành hương bị bắn khi họ đang trên đường đến một tu viện và cũng có những cuộc tấn công nhằm vào các cá nhân đã bị nhắm mục tiêu, vì vậy chúng tôi đang được xem như một mục tiêu, chúng tôi đang chứng kiến một sự gia tăng. Tất nhiên, các Kitô hữu cảm thấy rằng họ dễ bị tổn thương hơn, thế nhưng điều đó không ngăn họ khỏi việc sống cuộc sống của mình. Các nhà thờ vẫn luôn chật ních các tín hữu, họ vẫn tiếp tục giữ đạo một cách can đảm nhưng họ biết rằng họ đã trở thành một mục tiêu của các vụ tấn công”.
Đức Giám mục Chính Thống Coptic Anba Angaelos đi khắp thế giới, lên án cuộc bách hại chống lại các nhóm thiểu số Kitô giáo. Do đó, Ngài đã tham dự một hội nghị quốc tế tại Rome liên quan đến vấn đề tự do tôn giáo. Đức Cha Anba Angaelos cho biết rằng những vụ bùng phát bạo lực gần đây nhất ở Ai Cập chống lại các Kitô hữu chính là mũi nhọn của một tảng băng trôi sau một tình huống đã được ủ trong nhiều thập kỷ.
ANBA ANGA
Giám mục Giáo hội Chính Thống Coptic của Vương quốc Anh
“Vấn đề là đã tồn tại hàng chục thập kỷ của một nền văn hoá vốn có những người Kitô hữu bị xa lánh và bị gạt ra ngoài lề xã hội, đã làm tổn thương các Kitô hữu, và do đó điều này cần có thời gian để thay đổi. Tuy nhiên, chúng ta cần phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt, nếu không chúng ta sẽ phải chứng kiến sự gia tăng này và chúng ta sẽ thấy nhiều người dân đang ngày càng chết dần chết mòn”.
Tại Ai Cập, các Kitô hữu chiếm 15% dân số, đây là tỷ lệ lớn nhất ở Trung Đông. Vì vậy, những kẻ cực đoan nhận biết rằng việc tấn công các Kitô hữu Ai Cập sẽ có một tác động tinh thần lớn đối với các Kitô hữu trên toàn khu vực. Tuy nhiên, tình huống này cũng khiến cho mẫu gương của tinh thần tha thứ thậm chí còn quan trọng hơn.
ANBA ANGA
Giám mục Giáo hội Chính Thống Coptic của Vương quốc Anh
Đế chế Hồi giáo đã gọi chúng tôi là con mồi yêu thích của họ vốn đặt chúng tôi vào trạng thái không khác gì động vật. “Chúng tôi cũng chính là một Giáo hội, một dân tộc không màng đến hành động trả thù, không màng đến việc sử dụng võ trang, đã có hàng trăm ngôi Thánh đường và những nơi thờ tự đã bị tấn công đồng thời nhưng không có sự trả đũa, mà thay vào đó là tinh thần tha thứ và tôi nghĩ rằng sự tha thứ này khiến chúng tôi trở nên mạnh mẽ hơn bởi vì điều kẻ thù của chúng tôi muốn chính là việc phản ứng để lấy cảm hứng từ đó và nếu như không có bất kì phản ứng nào đáp lại, nó sẽ làm thuyên giảm hành động hung hăng của họ”.
Tinh thần tha thứ và hy vọng chính là những trụ cột mà nhờ vào đó sự bền bỉ của các cộng đoàn Kitô hữu này được xây dựng. Mặc dù sự mệt mỏi vì luôn luôn bị đe doạ, họ biết rằng đó chính là cách thế duy nhất để đảm bảo tương lai của mình nơi quê hương của Đức Giêsu Kitô.
Minh Tuệ chuyển ngữ