Gần như không đủ khả năng để có thể cứu sống 20 triệu người hiện đang phải đối mặt với nạn đói tại Yemen, Somalia, Nam Sudan và Nigeria. Trong số đó có 1,4 triệu trẻ em, những người đang có nguy cơ phải đối diện với tử thần, trừ phi việc viện trợ có thể tiếp cận họ ngay lập tức.
Vào thời đại ngày nay, nạn đói không thể dung thứ được, không chỉ bởi vì mỗi con người đều có giá trị trước mặt Thiên Chúa và có quyền được ăn nhưng cũng bởi vì nạn đói khát những thường nhắm đến những người yếu đuối nhất cũng như những người dễ bị tổn thương nhất trong số chúng ta.
Bổn phận luân lý của các quốc gia giàu có đó là phải làm tất cả những gì họ có thể nhằm cung cấp tài chính cũng như hỗ trợ việc cứu sống và nỗ lực để có thể chấm dứt các điều kiện cơ bản dẫn đến đói nghèo, chẳng hạn như: các cuộc xung đột, việc quản lý kém và vấn đề thay đổi khí hậu.
Hôm Chúa nhật tuần trước, hơn một tỷ Kitô hữu đã được kêu gọi tham dự Ngày thế giới cầu nguyện cho việc chấm dứt nạn đói. Chúng ta với tu cách là những người đã ký kết đã giúp đỡ việc chỉ đạo sự kiện toàn cầu này bởi vì chúng ta tin rằng cuộc khủng hoảng này đòi hỏi những lời cầu nguyện của chúng ta và đòi buộc các chính phủ, xã hội và những người có đức tin phải hành động.
Cuộc khủng hoảng hiện nay đang xảy ra trong bối cảnh nạn đói đang ngày càng trở nên tồi tệ. Số người cần hỗ trợ lương thực đã tăng 35% trong năm ngoái, từ con số 80 triệu lên đến 108 triệu người. Thống kê đáng kinh ngạc này đang phải đối mặt với những cam kết toàn cầu nhằm chấm dứt nạn đói nghèo vào năm 2030 và đồng thời cho thấy rằng trong khi mọi thứ đang được cải thiện đối với nhiều khu vực trên thế giới, mọi thứ đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Các tổ chức nhân đạo cũng như các thành viên Giáo Hội đang cảnh báo trước nguy cơ của thảm hoạ này. Tại Đông Phi, hàng trăm ngàn người đang phải di chuyển, chạy trốn khỏi cảnh đói nghèo cũng như các cuộc
xung đột hoặc di chuyển qua các khu vực biên giới vào các khu định cư để rồi phải lao động cực nhọc kiếm kế sinh nhai hầu thoát khỏi cái đói. Uganda hiện đang tổ chức một trại tị nạn lớn nhất thế giới – Bidi Bidi, với hơn 270.000 người tị nạn. Mỗi ngày, hàng ngàn người dân Nam Sudan đã đến Uganda, trong số đó có hàng trăm trẻ em không có thân nhân đi cùng vì cha mẹ của chúng đã bị mất tích hoặc bị giết hại. Việc viện trợ lương thực hiện đang vô cùng thiếu thốn.
Tại Somalia, hàng trăm ngàn người đã phải chạy trốn khỏi những vùng đất khô hạn, nơi hạn hán đã hủy hoại toàn bộ đàn gia súc và để lại những ngôi làng trơ trọi. Các nhân viên cứu trợ báo cáo rằng các bà mẹ thất lạc những đứa con đã gần như kiệt quệ vì đói khát trên một hành trình dài đằng đẵng để tìm thức ăn và nước uống.
Các căn bệnh tả, tiêu chảy và các bệnh khác cũng đang khiến nhiều trẻ em phải thiệt mạng, cơ thể yếu ớt của chúng đã không thể đối phó được với những căn bệnh mà lẽ ra có thể điều trị được. Các trẻ em và gia đình chúng đang đang phải chết dần chết mòn hầu như chẳng ai biết đến nơi những ngôi làng xa xôi hẻo lánh, trên hành trình để tìm sự trợ giúp, hoặc bị mắc kẹt trong các khu vực xung đột đầy chết chóc, nơi mà họ đã trở thành nạn nhân của bom mìn, của các vụ bắt cóc, hãm hiếp và bạo lực. Trẻ em đang phải trả một cái giá đặc hết sức nặng nề.
Lần sau hết thế giới chứng kiến về nạn đói là vào năm 2011, khi 260.000 người dân Somali thiệt mạng – một nửa trong số đó là trẻ em. Tình hình hiện nay lại còn tồi tệ hơn. LHQ nói rằng họ đã chưa từng chứng kiến một cuộc khủng hoảng nhân đạo nào với quy mô như vậy kể từ năm 1945. Mặc dù chúng ta đã nhận biết được quỹ đạo của cuộc khủng hoảng này, thế nhưng việc đối phó với chúng lại quá chậm. Tại sao chúng ta chỉ phản ứng khi tử thần đang nhìn chằm chằm vào mặt chúng ta?
Đây là lý do tại sao cuộc khủng hoảng này đòi hỏi sự lãnh đạo đầy cảm hứng từ các nhà lãnh đạo quốc gia của G7. Sự lãnh đạo của họ là hết sức cần thiết để thúc đẩy hành động trong ba lĩnh vực.
Đầu tiên, đó chính là những cam kết về số khinh phí cần phải có để tài trợ cho việc cứu trợ. Khoản kinh phí này – cùng với việc việc trợ lương thực – bao gồm việc điều trị và bổ sung điều trị cho các trẻ em đang cần phải cứu sống, triển khai các xe tải nước để cung cấp nước uống sạch, và các biện pháp y tế và vệ sinh nhằm ngăn chặn sự lây lan của các căn bệnh chết người. Cho đến nay, chỉ có 1,6 tỷ USD trong tổng số 4,9 tỷ USD cần phải nhận được. Phần còn lại hiện nay là vô cùng cần thiết. Bất kỳ cam kết nào cần phải được chuyển thành việc giải ngân.
Thứ hai, việc cam kết là hết sức cần thiết đối với công việc vô cùng khó khăn trong việc giải quyết các nguyên nhân gây ra xung đột và bất công. Điều này có nghĩa là cần phải liên tục cam kết tham gia vào những khu vực khó khăn nhất và nguy hiểm nhất trên thế giới. Các quốc gia và các cơ quan quốc tế cần giải quyết để thúc đẩy hòa bình trước khi các cuộc xung đột nổ ra; buộc các chính phủ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi lạm dụng nhân quyền và leo thang bạo lực; hợp tác với các chính phủ để xây dựng các thể chế, xã hội dân sự và pháp quyền; và các chương trình tài trợ giúp đỡ những người nghèo đối phó với việc biến đổi khí hậu.
G7 phải từ chối những ý tưởng của những người kêu gọi việc ít can thiệp hơn và đối với việc giảm bớt hay ngưng viện trợ đối với các công việc nhân đạo và phát triển. Cần phải có nhiều kinh phí hơn nữa, chứ không phải là ít hơn, là vô cùng cần thiết nếu như những tác động đầy ung nhọt của sự bất công cũng như sự cô lập cần phải được ngăn chặn.
Cuối cùng, chúng ta hãy cầu nguyện để rồi các nhà lãnh đạo G7 sẽ truyền cảm hứng cho tất cả các chính phủ để họ sát cánh với những người dễ bị tổn thương nhất trên toàn thế giới hầu có thể mang lại sự thịnh vượng cải tiến giống như hàng trăm triệu người dân khác đã được trải nghiệm. Cuộc khủng hoảng đói kém mà hiện nay chúng ta đang chứng kiến là những cái chết của sự đói kém cùng cực. Nó đòi hỏi những ý muốn chính trị không ngừng, những cam kết cũng như việc tài trợ của các chính phủ và công dân của họ nhằm chấm dứt tai họa kinh khủng này.
Các bên đã kí kết:
Khối liên minh ACT
John Nduna
Tổng thư ký
Người liên hệ: Nick Clarke, người đứng đầu chiến lược và quan hệ đối tác
Điện thoại: +41 22 791 6235
Điện thoại di động: +41 79 505 4927
Skype: nick.c.nz
Caritas in Veritate International-CiVI
Henry Cappello
Chủ tịch và Giám đốc điều hành
Văn phòng CiVI USA
3443, N. Central Avenue, Phòng 1002,
Phoenix, AZ 85012, Hoa Kỳ
Điện thoại: +1 202 997 8888
Điện thoại di động: +1 602 795 9810
[email protected]
Liên đoàn Lutheran Thế giới
Tiến sĩ Martin Junge
Tổng thư ký
Người liên hệ: Arni Svanur Danielsson, Trưởng phòng truyền thông
Email: [email protected]
Điện thoại: +41 22 791 6367
Đạo Quân Cứu Thế (hay Cứu Thế Quân)
Tướng André Cox
Người liên lạc: Tướng Dean Pallant
Giám đốc Ủy ban Tư pháp Xã hội Quốc tế
Ủy ban Công lý Xã hội Quốc tế
Email: [email protected]
Điện thoại: +44 [0] 7825 427088
Hội đồng các Giáo Hội Thế giới
Tiến sĩ Olav Fykse Tveit
Tổng thư ký
Người liên lạc: Marianne Ejdersten, Giám đốc truyền thông
Email: [email protected]
Điện thoại: +41 79 507 63 63
Skype: marianne.ejdersten
Liên minh Phúc Âm Thế giới
Giám mục Efraim M. Tendero
Người liên hệ: Christine MacMillan
Phó Tổng Thư ký – Tham gia Công cộng,
Chủ tịch: Lực lượng đặc nhiệm về nạn buôn người và tị nạn toàn cầu
Liên minh Phúc Âm Thế giới
M. +1.416.825.6282 E. [email protected]
W. worldea.org F. facebook.com/worldea
Church Street Station, P.O. Box 3402, New York, NY 10008-3402
World Vision International
Thabani maphosa
Lãnh đạo Đối tác, Hỗ trợ Thực phẩm
Email: [email protected]
M.: +1 (202) 341 7549
Skype: thabani_maphosa
300 I Street, N.E. | Washington, DC, 20002 Hoa Kỳ
Chris Derksen Hiebert
World Vision International,
Giám đốc, Chính sách công cộng và Quan hệ Đối ngoại
Email: [email protected]
Điện thoại: 1.416.275.0818
Skype: chrisderksenhiebert
Trụ sở tại Canada (GMT-4)
Chris, sẽ có mặt tại G7 thứ Tư 24 tháng 5
Christopher Hoffman MPM,
World Vision International,
Giám đốc Nhân đạo và những vấn đề khẩn cấp khu vực Đông Phi,
Điện thoại: +254 705 165 535
Skype: chrishoffmandrm
Christopher sẵn sàng nói về phản ứng nhân đạo tại Đông Phi.
Minh Tuệ chuyển ngữ