ETHIOPIA: Quan chức Vatican thúc giục các Giám mục AMECEA nắm bắt sự phát triển con người toàn diện

Sự phát triển phải được dành cho toàn bộ con người, chứ không chỉ là sự gia tăng về mặt thể chất

Một quan chức Vatican đã kêu gọi đối với một sự phát triển đích thực, vốn xem xét sự phát triển toàn diện của con người nhằm thúc đẩy sự phát triển đối với toàn bộ con người chứ không chỉ là sự phát triển về thể chất của họ.

Điều này trái với thế giới quan về mô hình phát triển vốn tập trung vào việc xác định quy trình hoặc tiến trình kinh tế sử dụng và lạm dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, dẫn đến sự hủy diệt hàng loạt.

Linh mục Bruno-Marie Duffe, Thư ký Thánh Bộ Cổ võ sự Phát triển Con người Toàn diện cho biết điều này trong khi phát biểu với  các giám mục thuộc Hiệp hội các Hội đồng Giám mục thành viên của Đông Phi (AMECEA) tại Hội nghị toàn thể lần thứ 19 AMECEA tại Addis Ababa, Ethiopia.

Trích dẫn những lời của ĐTC Phanxicô, linh mục Duffe khẳng định rằng “Một sự phát triển công nghệ và kinh tế mà không đem lại một thế giới tốt đẹp hơn và chất lượng cuộc sống cao hơn không thể được coi là một sự tiến bộ”. Do đó, đơn giản là, vị linh mục người Pháp đã mô tả sự phát triển toàn diện như một sự quan tâm và cân nhắc đối với tương lai của lợi ích chung của chúng ta.

Thánh Bộ của ngài, mà ĐTC Phanxicô đã thành lập vào tháng 8 năm 2016 sau khi sáp nhập bốn Hội Đồng Giáo Hoàng trước đây, cụ thể là các Hội Đồng Giáo Hoàng về Công lý và Hòa Bình, Chăm Sóc Mục Vụ Di Dân và Du mục, Hoạt Động Từ Thiện của Giáo Hoàng và Hội đồng Giáo Hoàng về Chăm sóc Mục vụ Y tế, do Đức Hồng y Peter Turkson người Ghana đứng đầu.

Linh mục Duffe giải thích rằng Thánh Bộ Cổ võ sự Phát triển Con người Toàn diện với sứ mạng của mình được dựa trên bốn nguyên tắc của Giáo huấn Xã hội Công giáo (CST), cụ thể là: Phẩm giá con người, Bổ trợ, Liên đới và Công ích.

“Sứ mạng của chúng ta hoạt động theo bốn nguyên tắc của Giáo huấn Xã hội Công giáo và trong bối cảnh đó, chúng ta cố gắng khuyến khích và hỗ trợ tất cả mọi khả năng trong lĩnh vực giáo dục và trợ giúp xã hội; đề xuất đức tin Kitô giáo cho tất cả mọi người để phát triển năng lực của họ vì công ích chung”, linh mục Duffe nói.

Điều này, theo ngài, đòi hỏi rằng họ phải đề xuất và đối thoại với tất cả mọi người – các giám mục, các cộng đồng tôn giáo, các giáo xứ, các Giáo phận và các tổ chức đối tác khác như Caritas, Dịch vụ cứu trợ Công giáo, vv, vốn có liên quan đến dự án Phát triển con người toàn diện này. “Chúng ta đã lành nhận khả năng này từ Thiên Chúa và chúng ta phải phát triển khả năng này”, linh mục Duffe tiếp tục.

ETHIOPIA / GAMBELLA 14/00037 Construction of two churches at Qule 1 and Qule 2 refugee camp for Catholic South Sudanese refugees - Itang Special Zone, Gambella Peoples' National Regional State: A group of children at the refugee camp Only this very small file quality available

Để mang thông điệp về sự phát triển con người toàn diện đến các Giáo hội địa phương, linh mục Duffe cho biết họ thường tận dụng cơ hội của các chuyến viếng thăm Ad Limina của các Giám mục tới Rome để lắng nghe các giám mục. “Chúng tôi cố gắng lắng nghe các giám mục cũng như đáp ứng nhu cầu của họ và đồng thời chúng tôi cũng đề xuất với họ một số hoạt động”, linh mục Duffe nói.

Linh mục Duffe lưu ý rằng gần đây Thánh Bộ cũng đã chia sẻ một văn kiện với các giám mục về vấn đề đạo đức trong kinh tế. Điều này, theo linh mục Duffe, là vô cùng quan trọng đối với các giám mục bởi vì nhiều người trong số họ thực sự cần các nhà lãnh đạo tài chính – những người có thể chịu trách nhiệm về các nguồn lực tài chính của các Giáo phận của họ. Linh mục Duffe cho biết văn kiện tập trung vào các dự án mà chúng ta có thể đầu tư các khoản tiền của chúng ta. Văn kiện cũng nói về vấn đề tiền bạc, sứ mạng và Giáo hội và cách thức Thánh Bộ có thể hỗ trợ các giám mục trong sứ mạng của họ.

Một cơ hội khác đối với các quan chức của Thánh Bộ Cổ võ sự Phát triển Con người Toàn diện cho việc gặp gỡ đó là thông qua các diễn đàn như hội thảo của các giám mục cũng như Hội nghị Toàn thể hiện tại. “Tôi hiện diện nơi đây bởi vì chúng tôi muốn cố gắng thăm tất cả các Hội đồng giám mục trên toàn thế giới để giải thích về dự án của Thánh Bộ. Điều này đem lại cho chúng ta cơ hội để giải thích những thách thức về vấn đề sinh thái, kinh tế, liên đới, và hòa bình với sự tham chiếu đến Thông điệp Laudato Si”, linh mục Duffe nói.

Nhưng quan trọng nhất là, họ cũng cố gắng thúc đẩy khái niệm của việc đầu tư tác động xã hội và đầu tư tác động sinh thái trên toàn thế giới. “Nói chung, nhiệm vụ của Thánh Bộ đó là gặp gỡ, tiếp nhận, đề xuất, ủng hộ và khuyến khích tất cả những đề nghị liên quan đến sự phát triển mục vụ và sinh thái của các Giáo hội địa phương trên toàn thế giới”, Thư ký Thánh Bộ cho biết.

Đề xuất với Giáo Hội trong khu vực AMECEA

Linh mục Duffy, người đã có mặt tại Hội nghị toàn thể này thay mặt cho Đức Hồng y Tuckson, cho biết nhận xét của mình tại Hội nghị này tập trung vào lịch sử của khái niệm về sự phát triển. Trọng tâm của những lời nhận xét của ngài đó là việc giải thích về cách tiếp cận quan trọng đối với sự phát triển kinh tế với việc nhấn mạnh vào ý nghĩa mới của sự phát triển con người toàn diện vốn tính đến tất cả mọi chiều kích của con người. Những nhận xét mà ngài nói là phù hợp với tầm nhìn của ĐTC Phanxicô là vô cùng quan trọng để giúp chúng ta cùng nhau suy nghĩ về tiếng kêu gào của công trình sáng tạo, của hành tinh cũng như tiếng kêu khóc của những người nghèo khổ.

Thứ hai, linh mục Duffe cho biết ý tưởng của họ là đề xuất sự hợp tác giữa AMECEA và các quốc gia khác tại châu Phi và tất cả các Thánh Bộ Khác ở Rome. Linh mục Duffe chia sẻ rằng quả thực thú vị khi thấy việc các giám mục đều đặt ra những câu hỏi về gia đình và giới trẻ. Ngài lưu ý rằng nhiều gia đình ở Đông Phi đã phải đối mặt với tình trạng nghèo đói, thất nghiệp và bạo lực. “Vì những lo ngại này, chúng ta cần phải suy nghĩ về tình hình của các gia đình, tình hình xã hội và chính trị, cũng như tình hình kinh tế và tương lai của giới trẻ”.

Linh mục Duffe cho biết một vấn đề khác nảy sinh sau khi phần trình bày của ngài đó chính là cách thức chúng ta có thể đầu tư vào cách tiếp cận xã hội và đồng thời đầu tư vào việc truyền giáo. Và đây chính là điều mà ngài phải nói: “Tôi thiết nghĩ chúng ta không thể tách rời việc xem xét đến xã hội và việc truyền giáo. Thay vào đó, chúng ta phải tạo ra một mối liên kết giữa việc đề xuất các giá trị Phúc Âm và vấn đề về tình trạng đói nghèo, sựu bình đẳng, nhân quyền và tinh thần liên đới”.

 Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết