Đức Tổng Giám mục Venezuela lên án kế hoạch thay đổi ngày bầu cử

Caracas, Venezuela – Đức Tổng Giám Mục Diego Padrón Địa phận Cumaná, cựu Chủ tịch Hội đồng Giám mục Venezuela, đã lên án kế hoạch tiến hành bầu cử tổng thống ở nước này trễ hơn bảy tháng.

“Ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, tất cả mọi nền dân chủ đều hoạt động với một sự trong sáng và minh bạch. Thay vào đó, đây chính là một cuộc phục kích nửa đêm”, Đức Tổng Giám Mục Padrón phát biểu với hãng tin ACI Prensa, một hãng thông tấn tiếng Tây Ban Nha của CNA, hôm 24 tháng Giêng.

Hội đồng Lập hiến Quốc gia đã ban hành một nghị định vào ngày 23 tháng 1 để tiến hành sớm hơn các cuộc bầu cử vốn thường được tổ chức vào tháng Mười Hai không trễ hơn ngày 30 tháng Tư, một biện pháp đã được “phê chuẩn với một sự hoan nghênh nhiệt liệt”, theo Delcy Rodriguez, chủ tịch Hội đồng Lập hiến Quốc gia.

Archbishop_Diego_Patron_Credit_Daniel_Ibanez_CNA-690x422

Đức Tổng Giám Mục Padrón

Đức Tổng Giám mục Địa phận Cumaná cho biết rằng “với tư cách là một công dân Venezuela, tôi thiết nghĩ việc thay đổi ngày bầu cử là không có cơ sở pháp lý”.

Đức TGM Padrón cho biết thêm rằng Hội đồng Lập hiến Quốc gia “đã hết sức mất uy tín bởi vì nó mang tính giả dối về nguồn gốc của nó cũng như cách thức nó hoạt động”.

Venezuela hiện đang ở trong bối cảnh tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng, với tình trạng siêu lạm phát và sự thiếu hụt lương thực và thuốc men một cách trầm trọng.

Chính phủ xã hội chủ nghĩa của nước này đã bị đổ lỗi cho cuộc khủng hoảng. Kể từ năm 2003, việc kiểm soát giá đối với khoảng 160 sản phẩm, bao gồm dầu ăn, xà phòng và bột mì, đồng nghĩa với việc rằng mặc dù các mặt hàng có giá cả phải chăng, chúng đã vượt ra khỏi những ngăn kệ để rồi chỉ được bán lại trên thị trường chợ đen với mức giá cao hơn nhiều. Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã dự báo mức lạm phát là 2300% tại Venezuela vào năm 2018.

Tổng thống xã hội chủ nghĩa, ông Nicolas Maduro, dự kiến sẽ tái đắc cử vào năm nay khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào năm 2019.

Tháng 7 năm ngoái, các cuộc bầu cử tranh cãi đã dẫn tới việc thành lập Hội đồng lập hiến, vốn thay thế cho quyền lực của Quốc hội, cơ quan lập pháp do phe phản đối của Venezuela kiểm soát.

Các cuộc biểu tình quần chúng chống lại Hội đồng Lập hiến đã được tổ chức, trong đó hơn 120 người đã bị các lực lượng an ninh giết hại.

Sau nghị định của Hội đồng Lập hiến Quốc gia, ông Maduro đã yêu cầu Ban Bầu cử quyết định ngày bầu cử gần nhất có thể cho việc bỏ phiếu, và đồng thời cho biết: “Chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này càng sớm càng tốt”.

 Ông Maduro cũng cho biết rằng các cuộc bầu cử sẽ được tổ chức với hoặc không có sự phản đối.

Theo BBC, không rõ liệu có bất kì ứng cử viên đối lập nào sẽ điều hành hay không kể từ khi các nhà lãnh đạo chính, Henrique Capriles và Leopoldo Lopez, đã bị truất quyền tham gia vào chức vụ.

Ông Capriles đã bị Văn phòng của Kiểm toán trưởng cấm hoạt động trong 15 năm vì những cáo buộc bất thường ở bang Miranda, nơi ông giữ vai trò Thống đốc, tờ The Associated Press đưa tin vào hồi tháng Tư năm ngoái.

Tháng 9 năm 2015, tờ El Confidencial báo cáo rằng ông Lopez đã bị kết án 14 năm tù giam với cáo buộc kích động bạo lực trong một cuộc biểu tình chống chính phủ vào năm trước.

Việc dời ngày bầu cử đã bị bác bỏ bởi phe đối lập Venezuela và “Nhóm Lima”, một liên minh bao gồm đại diện từ 14 quốc gia thuộc châu Mỹ.

Ngoại trưởng Chile, ông Heraldo Muñoz, đã đưa một tuyên bố về vấn đề này khi nhấn mạnh rằng “quyết định này khiến cho họ không thể tổ chức các cuộc bầu cử tổng thống dân chủ, minh bạch và đáng tin cậy”.

Văn bản của tuyên bố này đã được các đại biểu từ Argentina, Brazil, Canada, Chile, Colombia, Costa Rica, Guatemala, Guyana, Honduras, Mexico, Panama, Paraguay, Peru và Santa Lucía chấp thuận.

“Chúng tôi yêu cầu các cuộc bầu cử tổng thống cần phải được tổ chức với việc có đủ thời gian để chuẩn bị chuẩn bị hợp lý cho sự tham gia của tất cả các nhân tố chính trị của Venezuela cũng như với tất cả những sự đảm bảo tương ứng”, văn bản này bổ sung thêm.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết