Đức Tổng Giám Mục Tomasi: "Tôn giáo phải cổ võ cho Hòa bình trên toàn thế giới"

Cựu Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc tại Geneva giải thích rằng các tôn giáo không phải là nguyên nhân của những cuộc xung đột, nhưng các tôn giáo chính là những giải pháp cho những cuộc xung đột ấy.

20160830 Tomasi

Các nhóm cực đoan đã sử dụng tôn giáo để thực hiện những tội ác vô nhân đạo. Có những nhóm phản ứng bằng cách đề xuất một cuộc chiến tranh tôn giáo. Đức Thánh Cha Phanxicô đã giải thích rằng sự tham lam tiền bạc, quyền lực, việc kiểm soát lãnh thổ và tài nguyên chính là những căn nguyên tiềm ẩn phía sau các cuộc chiến. Chính sự tham lam này đã dùng tôn giáo như một tấm khiên để che thân.

Các Triều đại giáo hoàng gần đây đã phản đối các cuộc xung đột vũ trang, như Đức Piô XII đã từng phát biểu trước cuộc chiến tranh thế giới II: “Không gì có thể mất đi khi có hòa bình. Nhưng mọi thứ có thể tiêu tan khi có chiến tranh”.

Về vấn đề tôn giáo, Đức Thánh Cha Phanxicô đoan chắc rằng chính những đóng góp tích cực của tôn giáo có thể góp phần ngăn chặn chiến tranh và bảo đảm hòa bình. Để hiểu được quan điểm của Tòa Thánh về tình hình hiện nay, Zenit đã phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Silvano Maria Tomasi – người đã giữ nhiều vai trò quan trọng trong Giáo Hội vào thời điểm khác nhau như: Thư ký Hội đồng Giáo hoàng về Mục vụ Di dân và Du mục, Sứ thần Tòa Thánh tại Ethiopia, Eritrea, Djibouti và Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc tại Geneva.

ZENIT: Mười lăm năm sau sự kiện tòa tháp đôi bị sụp đổ, một cuộc chiến đã diễn ra nhưng vẫn chưa được xoa dịu. Đã từng xảy ra các cuộc đụng độ vũ trang với các nhóm khủng bố và quân đội khác nhau, sau khi đã đẩy Afghanistan và Iraq rơi vào cảnh chiến tranh, ngọn lửa ấy đã lan từ Libya đến Ai Cập và Syria và hiện nay vẫn đang đe dọa Thổ Nhĩ Kỳ. Hơn nữa, các nhóm khủng bố đã tấn công châu Âu và tiếp tục thắp ngọn lửa chiến tranh bùng phát tại châu Phi và châu Á. Đức Cha nhận định thế nào về vấn đề này?

Đức Tổng Giám Mục Tomasi: Mười lăm năm sau sự sụp đổ của tòa tháp đôi, chúng ta có thể nhận thấy rằng ban đầu Hoa Kỳ và Liên Xô đã đánh giá tình hình, kiểm soát các khu vực của ảnh hưởng và hạn chế các cuộc xung đột, với những nỗ lực nhằm kiểm soát bạo lực. Khi Liên Xô sụp đổ, Hoa Kỳ đã không thể tạo ra một sự thay thế của liên minh toàn cầu nhằm ổn định thế giới, và nó cũng đã bị tước đi quyền lực chính trị.

Trong khi đó, các quốc gia và các tổ chức phi quốc gia đã nổi lên bằng một tuyên bố mạnh mẽ về căn tính của các nhóm cũng như những tham vọng quyền lực trên các vùng lãnh thổ cũng như trên các dân tộc. Các nhóm phi quốc gia này đã lợi dụng bạo lực cách độc ác và phi lý nhằm kêu gọi những động cơ tôn giáo bằng sự tái diễn đặc biệt trên một phần của các nhóm cực đoan thuộc ma trận Hồi giáo.

Đức Thánh Cha Phanxicô quả là đúng đắn khi nói rằng đây không phải là một “cuộc chiến tranh tôn giáo”, nhưng rõ ràng rằng các cuộc tranh luận tôn giáo đã được sử dụng như một công cụ nhằm thu hút các tín đồ, tạo nên bản sắc của  các nhóm và bắt tay vào bạo lực bằng một phương thế đi ngược lại với bản tính con người, chẳng hạn như việc giết hại trẻ em cũng như những người dân vô tội. Qủa thực rất cần thiết cần phải phân tích cụ thể hơn về những nguồn tiếp nhiên liệu cho những đội quân không chính quy cũng như những tổ chức cung cấp vũ khí.

Người ta ước tính rằng vào năm ngoái, đã có 1,7 nghìn tỷ đô la đã được chi cho quân sự và việc buôn bán vũ khí.

Một vài tháng trước, tôi đã tham gia Hội nghị thượng đỉnh nhân đạo được tổ chức tại Istanbul. Trong bối cảnh đó, nỗ lực đầu tiên của Liên Hợp Quốc là tạo ra tinh thần đồng trách nhiệm toàn cầu nhằm đối phó với tình trạng khẩn cấp nhân đạo. Người ta ước tính rằng ít nhất phải tiêu tốn 20 tỷ đô la.

Vâng, trong khi 1,7 nghìn tỷ đô la đã được chi một cách dễ dàng để cung cấp vũ khí cho các cuộc chiến tranh, trong khi đó, thật khó để kiếm được 20 tỷ đô la đối với những trường hợp khẩn cấp nhân đạo nhằm giúp đỡ cho những nạn nhân vô tội. 20 tỷ đô la sẽ được sử dụng trong việc xây dựng trường học, đường sá, cầu cống, bệnh viện – chứ không dành cho các trang thiết bị phục vụ chiến tranh sẽ gây ra biết bao nhiêu cảnh tang thương chết chóc.

Sự thiếu đi tính logic cũng như tính chặt chẽ dẫn đến sự tan rã của các cộng đồng dân sự trên hành tinh, bằng việc những lợi ích quốc gia sẽ mâu thuẫn với công ích chung toàn cầu.

Mục tiêu của cộng đồng quốc tế là nhằm xoa dịu những cơn gió của chiến tranh, tìm kiếm hòa bình và đáp ứng những nhu cầu của các quốc gia nghèo.

ZENIT: Vấn đề di cư khẩn cấp được gộp vào trong bối cảnh này thế nào?

Đức Tổng Giám Mục Tomasi: Trong những năm gần đây, sở di trú đã chứng kiến một sự gia tăng một cách bất bình thường của số lượng những người nhập cư và các ứng viên, đặc biệt là tại các khu vực biên giới châu Âu.

Sự thúc đẩy bất thường để vào được châu Âu đã tạo ra những điểm yếu của Liên minh Châu Âu. Trong mọi trường hợp, một thực tế khá rõ ràng rằng những người nhập cư không phải là một trở ngại mà vấn đề nằm ở chỗ người ta không có khả năng để quản lý việc di cư, bởi vì không có sự thống nhất hoặc sự chia sẻ hay những lợi ích chung để có thể hoạt động như một thực thể chính trị về phía các quốc gia châu Âu.

Zenit: Sau cái chết của Cha Hamel tại Pháp, một điều bất ngờ đã xảy ra: các vị lãnh tụ Hồi giáo đã bước vào nhà thờ Kitô giáo để bày tỏ tinh thần liên đới của họ đối với các nạn nhân; đồng thời thể hiện sự quan tâm chung trong việc phản đối chủ nghĩa khủng bố cũng ngăn cản việc tôn giáo được sử dụng như một công cụ sát hại những người dân vô tội. Đức Cha đánh giá thế nào về những động thái chưa từng xảy ra trước kia này? Điều này có giúp củng cố hòa bình không?

Đức Tổng Giám Mục Tomasi: Sự hiện diện của Hồi giáo tại châu Âu đã làm dấy lên sự tranh luận dữ dội về vai trò của các tôn giáo trong xã hội. Trong bối cảnh này, các nền văn hóa thế tục đã gặp phải những thách đố, trong khi đó, các tín hữu Hồi giáo muốn thể hiện bản sắc tôn giáo của họ cách công khai. Các vị lãnh tụ Hồi giáo lên án vụ giết hại cha Hamel nhận thấy rằng những hành động có ý định hủy bỏ vai trò công khai của tôn giáo là điều không thể chấp nhận được. Sự hội tụ về những lợi ích giữa các Kitô hữu và người Hồi giáo đã được nối lại bằng việc làm cho quyền tự do tôn giáo được công nhận trong đời sống cộng đồng. Biểu tượng của sự hội tụ này đã được thể hiện qua sự hiện diện của các vị lãnh tụ và các tín hữu Hồi giáo tại nhiều nhà thờ Công giáo để từ chối bạo lực nhân danh tôn giáo.

Cũng đã có một số phản kháng; một số người đã không hiểu được điều này và đã tỏ thái độ không hài lòng. Điều này cũng thật dễ hiểu bởi vì chúng ta đang ở gia đoạn khởi đầu của một hành trình mới. Đây là lần đầu tiên điều này xảy ra và cộng đồng Kitô hữu cũng như cộng đồng các tín hữu Hồi giáo đã không có kinh nghiệm về những cuộc gặp gỡ như thế.

Trong thời gian thay đổi này, quả là một điều hết sức cần thiết rằng các nhà lãnh đạo tinh thần và tôn giáo của truyền thống Hồi giáo đã bày tỏ một cách rõ ràng rằng việc sử dụng bạo lực nhân danh kinh Koran đã không được khuyến khích bởi tinh thần Hồi giáo. Có một sự cần thiết phải củng cố phương thế này.

ZENIT: Từ đầu Triều đại Giáo hoàng của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi các cộng đồng tôn giáo cùng nỗ lực ngăn chặn các cuộc chiến tranh. Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã nhận được nhiều sự ủng hộ. Theo Đức Cha, liệu rằng Ngài có thể thành công trong việc tiêu diệt các hang ổ chiến tranh không?

Đức Tổng Giám Mục Tomasi: Theo truyền thống Kitô giáo, Chúa Giêsu được gọi là “Hoàng tử hòa bình”, và từ đây, với nhiều cách diễn giải khác nhau, chúng ta cuối cùng đã nhìn nhận hòa bình chính là một món quà từ Thiên Chúa – một điều kiện cần thiết cho việc phát triển và hợp tác của các dân tộc.

Tất cả mọi thứ sẽ có thể tiêu tan khi cảnh chiến tranh xảy ra. Trong khi – như Đức Piô XII đã nói trước khi Thế chiến II xảy ra – tất cả mọi thứ chỉ có thể  đạt đến khi có Hòa Bình.

Các Triều đại Giáo hoàng đã tìm mọi phương thế ngăn chặn các cuộc xung đột vũ trang xảy ra. Đức Beênêđictô XV đã lên tiếng ngăn chặn thế chiến I, nhưng các chính phủ đã không lắng nghe. Thế cho nên, chúng ta đã thấy biết bao nhiêu nạn nhân cũng như biết bao nhiêu đau khổ vì các cuộc xung đột gây ra. Hiện nay, chúng ta nhận thấy rằng các cam kết, chẳng hạn như những lời cầu nguyện qua nhiều thập kỷ, nay đã sinh hoa kết trái.

Chiến tranh sẽ không nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng, trái lại, tâm lý chung là đề xuất việc đàm phán, sử dụng vấn đề ngoại giao cũng như trong mọi trường hợp không mâu thuẫn nhằm mang lại hòa bình.

Sự tín nhiệm đối với Đức Thánh Cha Phanxicô ngày càng gia tăng vì những giáo huấn của Ngài rất rõ ràng và dung dị. Ngài đã chạm đến tâm hồn những người đang phải gánh chịu những hậu quả của sự bất công và chiến tranh. Với những đóng góp của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đáp ứng nguyện vọng của các dân tộc cũng như các tôn giáo cùng chung sống trong hòa bình và tránh cảnh bạo lực.

ZENIT: Vào ngày 20/9 sắp tới, Đức Thánh Cha sẽ đến Assisi gặp gỡ các vị đại diện của các tôn giáo khác để cùng nhau cầu nguyện cho hòa bình. Đức Cha mong đợi điều gì từ sự kiện này?

Đức Tổng Giám Mục Tomasi: Vào ngày 19/9 tới, Hội nghị thượng đỉnh thế giới đầu tiên của những người lãnh đạo quốc gia và Chính phủ sẽ được tổ chức tại trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York nhằm tìm tìm ra những giải pháp đối với hiện tượng những người di cư. Những câu trả lời về tinh thần liên đới và chia sẻ sẽ được tìm kiếm đối với hiện tượng đánh dấu cho thế kỷ 21. Đồng thời, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ khuyến khích các vị đại diện tôn giáo về sự liên đới sẽ đem lại hòa bình cũng như sự phát triển như đã được đề cập trong Thông điệp ‘Laudato Si’. Cuộc gặp gỡ tại Assisi là một kinh nghiệm mà qua đó các tôn giáo cùng cộng tác với nhau và khám phá ra những quan điểm chung. Các tôn giáo không phải là vấn đề nhưng chống lại tôn giáo cực đoan mới chính là điều cần bàn đến.

Minh Tuệ (theo Zenit)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết