Đức Tổng Giám mục Paglia khẳng định lập trường phản đối của Giáo hội phản đối với vấn đề an tử và trợ tử

Đức Tổng Giám mục Paglia và Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi tiếp kiến ​​riêng vào ngày 8 tháng 8 (Ảnh: Vatican News)

Đức Tổng Giám mục Paglia và Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi tiếp kiến ​​riêng vào ngày 8 tháng 8 (Ảnh: Vatican News)

Chủ tịch Hàn lâm viện Giáo hoàng về Sự sống, Đức Tổng Giám mục Vincenzo Paglia, đã tái khẳng định sự phản đối của Giáo hội đối với vấn đề an tử và trợ tử, nhằm đáp lại các báo cáo của phương tiện truyền thông về “Từ điển nhỏ về Giai đoạn cuối đời”.

Giáo hội hoàn toàn phản đối việc trợ tử và an tử và bảo vệ quyền sống của tất cả mọi người, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất, đồng thời thúc đẩy sự hợp tác với lĩnh vực chính trị về các vấn đề cuối đời.

Đức Tổng Giám mục Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hàn lâm viện Giáo hoàng về Sự sống, đã đưa ra lời giải thích về một vài điểm trong “Từ điển nhỏ về Giai đoạn cuối đời”, một cuốn chú giải dài 88 trang do LEV (Nhà xuất bản Vatican) xuất bản liên quan đến các vấn đề luân lý trong các cuộc tranh luận về giai đoạn cuối đời, từ an tử và trợ tử cho đến việc chăm sóc giảm nhẹ và hỏa táng.

Được xuất bản vào đầu tháng 7, cuốn sách nhỏ này gần đây đã được giám sát chặt chẽ sau khi một số cơ quan truyền thông nêu bật những gì họ coi là “lỗ hổng” của Tòa Thánh.

Trên thực tế, Đức Tổng Giám mục Paglia đã giải thích với Vatican News trong cuộc phỏng vấn sau đây, đây là những dấu hiệu bắt nguồn từ 70 năm Giáo huấn của các Đức Giáo h*oàng và Giáo hội.

Sáng hôm thứ Năm, Đức Tổng Giám mục Paglia đã trao một bản sao của cuốn “Từ điển” cho Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã tiếp kiến ​​ngài tại Điện Tông Tòa.

Kính thưa Đức Tổng Giám mục Paglia, hôm nay ngài đã hội kiến Đức Thánh Cha Phanxicô và trình bày “Từ điển nhỏ về Giai đoạn cuối đời”. Đức Thánh Cha, người luôn ủng hộ việc bảo vệ sự sống ở mọi giai đoạn, đã nói gì về vấn đề này?

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại sự đánh giá cao của mình đối với công việc đang được thực hiện bởi Hàn lâm viện Giáo hoàng về Sự sống. Thật vậy, vấn đề cuối đời rất phức tạp và Giáo hội có một Huấn quyền phong phú từ thời Đức Piô XII vào năm 1957 cho đến nay.

Sự sống phải được bảo vệ toàn diện, không chỉ trong những khoảnh khắc cụ thể. Quyền sống phải được bảo vệ đặc biệt, đặc biệt là đối với những người yếu thế, để chống lại “nền văn hóa thải loại” ẩn sau tuyên bố tự cung tự cấp và tự chủ của những người đàn ông và phụ nữ ngày nay.

Có những tuyên bố rằng vademecum (sách chỉ nam) này đại diện cho sự thay đổi của Tòa Thánh hướng tới việc cho phép đình chỉ dinh dưỡng và nguồn nước cho cơ thể. Điều này có đúng không?

Tôi nhớ rằng Đức Piô XII vào năm 1956 – như đã ghi trong Từ điển – đã khẳng định tính hợp lệ của việc đình chỉ việc lọc máu trong một số điều kiện nghiêm trọng. Và ngay từ năm 2007, Bộ Giáo lý Đức tin đã thừa nhận rằng những phương pháp điều trị như vậy có thể bị đình chỉ hợp pháp (hoặc không bắt đầu) khi chúng gây ra “gánh nặng quá mức hoặc khó chịu đáng kể về mặt thể chất”.

Đây là hai tiêu chí nằm trong định nghĩa về các phương pháp điều trị không cân xứng, vốn cần phải bị đình chỉ. Đây là một đánh giá luôn đòi hỏi sự tham gia của bệnh nhân, càng nhiều chừng nào càng tốt chừng ấy. Cần phải đọc toàn bộ Từ điển này.

Có điều gì thay đổi liên quan đến vấn đề an tử và trợ tử không? Một số phương tiện truyền thông đã gợi ý rằng Từ điển nhỏ về Giai đoạn cuối đời che giấu phán quyết ủng hộ những vấn đề này.

Giáo hội tái khẳng định sự phản đối hoàn toàn của mình đối với bất kỳ hình thức an tử và trợ tử nào. Đây cũng là xác quyết của tôi, ngay cả khi một số người muốn tôi nói khác đi.

Tuy nhiên, Giáo hội cũng mời gọi suy ngẫm về việc sự cố chấp vô lý (sự bướng bỉnh trong điều trị) không phải là biểu hiện của y học và chăm sóc thực sự lấy bệnh nhân làm trung tâm. Thật không may, cái chết là một chiều kích của cuộc sống. Đó là điều không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, Giáo hội cũng mời gọi suy ngẫm về việc sự cố chấp vô lý (sự bướng bỉnh trong điều trị) không phải là biểu hiện của y học và sự chăm sóc thực sự lấy bệnh nhân làm trung tâm. Thật không may, cái chết là một khía cạnh của cuộc sống. Đó là điều không thể tránh khỏi.

Chắc chắn, chúng ta không bao giờ được rút ngắn thời gian sống, nhưng chúng ta cũng không nên cố tình cản trở tiến trình của nó theo mọi cách có thể. Chúng ta rất mong manh. Và đây là lý do tại sao chúng ta phải chăm sóc lẫn nhau.

Chúng ta phải cam kết nhiều hơn bình thường để đồng hành cùng với mọi người trong giai đoạn cuối đời của họ, nhận thức rằng đối với chúng ta, những người có đức tin, cái chết không có quyết định sau cùng!

Từ điển nói về “sự hòa giải lập pháp”. Những gì được coi là chấp nhận được?

Không có “sự hòa giải có thể chấp nhận được” nào là một sự tiên nghiệm. Về các vấn đề cơ bản và tế nhị về giai đoạn cuối đời, điều mong muốn là đạt được sự đồng thuận chung cao nhất có thể, tôn trọng xem xét các vấn đề nhạy cảm và tín ngưỡng tôn giáo khác nhau. Đây là nhiệm vụ của lĩnh vực chính trị.

Giáo hội có thể hợp tác vì thiện ích chung của xã hội. Vai trò của Giáo hội là đào luyện lương tâm hơn là soạn thảo luật lệ.

Minh Tuệ (theo Vatican News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết