Đức Tổng Giám mục Mosul: ‘Đức tin Kitô giáo tại Iraq mạnh mẽ hơn bao giờ hết, bất chấp sự bất ổn’

Nhà thờ Công giáo Giờ Our Lady of the Hour trong đống đổ nát ở Mosul (AFP

Nhà thờ Công giáo  Our Lady of the Hour trong đống đổ nát tại Mosul (Ảnh: AFP)

Khi thành phố Mosul của Iraq hiện đang phải tranh đấu để xây dựng lại mọi thứ sau sự hủy diệt của cái được gọi là tổ chức Nhà nước Hồi giáo, Đức Tổng Giám mục Công giáo địa phương cho biết rằng Đức tin Kitô hữu đã trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Mosul từng là thủ đô không chính thức của cái gọi là tổ chức Nhà nước Hồi giáo (ISIS) từ tháng 6 năm 2014 cho đến khi bị trục xuất vào tháng 7 năm 2017. Nhóm khủng bố đã rời khỏi thành phố cổ trong đống hoang tàn đổ nát, và dân số sụt giảm.

Chỉ một số ít trong số hàng trăm ngàn người chạy trốn khỏi sự cai trị dã man của họ ở thành phố phía bắc Iraq đã quay trở lại khu vực.

Đức Tổng Giám mục Najib Mikhael Moussa OP, Tổng Giám mục Chaldean Địa phận Mosul, đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về cuộc sống của người dân trong thành phố.

Đức TGM Moussa đã phát biểu với Marie Marie Duhamel, cộng tác viên Vatican Radio, rằng các nỗ lực tái thiết trong thành phố đang đi theo một đường hướng thất thường, do sự hủy diệt do ISIS gây ra.

Nhà cửa bị phá hủy

 Mosul bị chia cắt bởi sông Tigris. Khu vực Tả ngạn (phía đông) được biết đến tại địa phương đã bị phá hủy 20-25%. Nhiều người đã nhanh chóng quay lại đó và xây dựng lại cuộc sống.

Ngày nay, khu vực này thực sự là “một nơi để sinh sống”, theo Đức Tổng Giám mục Moussa.

Nhưng cái gọi là tổ chức Nhà nước Hồi giáo đã tàn phá 95% khu vực Hữu ngạn (phía tây) của thành phố. 14 nhà thờ đã bị phá hủy hoàn toàn, cùng với 4 tu viện, theo Đức Tổng Giám mục Moussa. Cuộc sống ở đó quả thực vô cùng khó khăn.

Các mối quan hệ trong đống đổ nát

Sự bang hoàng sợ hãi lan truyền bởi tổ chức ISIS cũng để lại vết sẹo trong các mối quan hệ liên tôn, và giờ đây nhiều Kitô hữu ngần ngại trở về nhà.

“Nhiều người Kitô hữu đã mất niềm tin vào những người hàng xóm của họ” do sự xích mích mà họ nhìn thấy giữa các nhóm Hồi giáo khác nhau, Đức Tổng Giám mục Moussa nói.

“Tình hình vẫn còn biến động”, Đức Tổng Giám mục Moussa nói. Vì vậy, các Kitô hữu thà rời bỏ nhà cửa của mình với hy vọng về một nền hòa bình ổn định hơn.

Nền chính trị bất ổn

Đức Tổng Giám mục Moussa cho biết rằng tình hình không được giúp đỡ bởi tình trạng bất ổn chính trị đang diễn ra tại Iraq, nơi mà các cuộc biểu tình rầm rộ diễn ra trong suốt 3 tháng qua đã gây bất ổn cho chính phủ.

“Người dân vẫn lo lắng vì tình hình chung trong nước không ổn định về mặt chính trị”, Đức Tổng Giám mục Moussa nói. “Không có công lý, không có luật pháp, chỉ có tham nhũng”.

Nhưng Đức tin trở nên mạnh mẽ hơn

Đức Tổng Giám mục Moussa cho biết rằng Giáo hội không thể im lặng và phải nỗ lực làm việc để bảo vệ những anh chị em Kitô hữu còn ở lại Iraq.

“Nếu chúng ta muốn các Kitô hữu tiếp tục ở lại Iraq, chúng ta phải giúp họ tiếp tục ở lại trong nhà cửa của họ”, Đức Tổng Giám mục Moussa nói, đồng thời kêu gọi việc đảm bảo nhà ở và công ăn việc làm cho họ.

Đức Tổng Giám mục Moussa thừa nhận rằng việc tái thiết ở Mosul và khắp Iraq sẽ là một quá trình kéo dài và hết sức khó khăn.

“Tuy nhiên, ngày hôm nay”, Đức Tổng Giám mục Moussa nói, “Đức tin của các anh chị em Kitô hữu ở Iraq mạnh mẽ hơn trước đây”.

Minh Tuệ (theo Vatican News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết