Đức Tổng Giám mục Miami: ‘Giáo huấn xã hội Công giáo có thể khắc phục những chia rẽ trong xã hội’

Đức Tổng Giám mục Thomas J. Wenski của Miami. (Ảnh: Wikipedia)

Đức Tổng Giám mục Thomas J. Wenski Địa phận Miami (Ảnh: Wikipedia)

Giáo huấn Công giáo tuyên bố phẩm giá của mỗi con người nhưng đồng thời cũng thừa nhận thực tế của tội lỗi, Đức Tổng Giám mục Wenski nói.

Giáo huấn xã hội Công giáo, “với sự hiểu biết về luật tự nhiên”, có thể khắc phục những chia rẽ tồn tại trong xã hội Hoa Kỳ giữa anh chị em giáo dân và những người theo chủ nghĩa thế tục, Đức Tổng Giám mục Thomas G. Wenski Địa phận Miami chia sẻ.

Đức Tổng Giám mục Wenski đã miêu tả sự chia rẽ theo cách này: “Một bên, những người theo chủ nghĩa thế tục, giữ vững sự tự do ý chí triệt để, theo đó chân lý được xác định không phải bởi bản chất của sự vật mà bởi ý chí của chính mình. Bên tôn giáo – bên chúng ta – cho rằng mọi người, nam giới và phụ nữ, không phải là những người tự sáng tạo mà là những tạo vật, chân lý đó không được xây dựng mà là được tiếp nhận, và nó phải phản ánh thực tế của sự vật”.

“Giáo huấn Công giáo tuyên bố phẩm giá của mỗi con người nhưng cũng thừa nhận thực tế của tội lỗi”, Đức Tổng Giám mục Wenski chia sẻ trong chuyên mục của mình cho số xuất bản tháng 11 trên tờ Florida Catholic, tờ báo của của Tổng Giáo phận Miami.

“Lực lượng cảnh sát, các cơ quan dịch vụ xã hội, các trường học, các phòng xử án của chúng ta phải đối phó với hậu quả của tội lỗi hàng ngày”, vị Giám chức chia sẻ thêm.

“Ngày nay chúng ta chứng kiến rất nhiều sự phẫn nộ trong xã hội của chúng ta. Và phần lớn sự tức giận đó được nhìn thấy trên các ngả đường phố của chúng ta và được thể hiện trên các phương tiện truyền thông xã hội”, Đức Tổng giám mục Wenski nói. “Chúng ta nghe thấy những khẩu hiệu đầy mâu thuẫn: ‘Mạng sống của người da đen là quan trọng’, ‘Sinh mạng của các chiến sĩ áo xanh là quan trọng’, ‘Tất cả mọi sự sống đều quan trọng”, và từ những người xác định là những người ủng hộ việc bảo vệ sự sống, ‘Sinh mạng của những đứa trẻ chưa được sinh ra là quan trọng’. Và tất cả chúng đều quan trọng – bên dưới những khẩu hiệu này có một cuộc tranh cãi về việc ‘Ai thực sự thuộc về xã hội của chúng ta?’ và ‘Ai là người bị loại?'”.

Vị Giám chức cho biết thêm: “Giáo huấn xã hội Công giáo về sự sống và phẩm giá con người, về tinh thần liên đới của con người, về công ích và sự cần thiết đối với các chính phủ trong việc tôn trọng nguyên tắc bổ trợ, có thể đóng góp quan trọng vào việc giải quyết tình trạng bất ổn xã hội đang bao trùm xã hội chúng ta ngày nay, khi xã hội của chúng ta hiện đang phải đối mặt với những thách thức của việc phải chịu đựng chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, sự bất bình đẳng ngày càng tăng và sự không khoan dung của ‘nền văn hóa bãi bỏ’”.

Khi tiểu thuyết gia người Ireland James Joyce mô tả Giáo hội Công giáo là “nơi tất cả mọi người được chào đón”, ông đã mô tả điều đó một cách miệt thị, Đức Tổng Giám mục Wenski nói. “Nhưng Giáo hội chào đón tất cả mọi người – những người thánh thiện và cả các tội nhân, người giàu và người nghèo, những người có học và những người vô học thức”.

Phần lớn đang được thực hiện trong việc bầu chọn Joe Biden làm tổng thống, vì Biden sẽ chỉ là “tổng thống thứ hai trong lịch sử của chúng ta tự nhận mình là người Công giáo La Mã”, Đức Tổng giám mục Wenski cho biết.

Vào ngày 7 tháng 11, các phương tiện truyền thông tuyên bố tổng thống Biden đắc cử, khi các luật sư cho Tổng thống Donald Trump phản đối tổng số phiếu bầu ở một số bang chiến trường quan trọng. “Khi tôi viết chuyên mục này”, Đức Tổng Giám mục Wenski lưu ý, “có vẻ như” Trump “sẽ không thắng thế”.

“Do sự bất đồng rõ ràng của ông (Biden) với các Giáo huấn của Giáo hội Công giáo do ông ủng hộ một số chính sách chống lại sự sống của đảng mình (Đảng Dân chủ), ông đã bị nhiều người chỉ trích vì ‘không mang đủ tính Công giáo'”, Đức Tổng Giám mục Wenski cho biết thêm. “Nhưng đồng thời, thẩm phán Tòa án Tối cao mới nhất của chúng ta (Amy Coney Barrett) đã bị những người khác chỉ trích là ‘quá đậm chất Công giáo'”.

Trong khi Biden sẽ chỉ là người Công giáo thứ hai trong số 46 nhà lãnh đạo giữ chức vụ tổng thống, hiện có sáu người Công giáo trong Tòa án Tối cao và 31% trong số những người nắm giữ chức vụ trong Quốc hội là người Công giáo mặc dù người Công giáo chỉ chiếm hơn 20% dân số Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám mục Wenski lưu ý. “Và người Công giáo cũng rất tiêu biểu trong việc thực thi pháp luật và nghề luật”.

 “Đây là một thành tích khá rõ ràng khi trong phần lớn lịch sử của quốc gia chúng ta, người Công giáo bị nghi ngờ là ‘không phải người Mỹ’, và ‘chống Công giáo’ vẫn là một thành kiến ăn sâu vào đời sống của người Mỹ”, Đức Tổng Giám mục Wenski nói.

“Là người Công giáo, chúng ta không nên vướng vào những tranh luận mang tính cốt nhục tương tàn về việc ‘ai là người quá đậm tính Công giáo’ và ‘ai không mang đủ tính Công giáo’. Trong mọi trường hợp, Chúa Giêsu sẽ phân loại và tách biệt họ vào Ngày Phán xét”, Đức Tổng Giám mục Wenski nói.

“Trong khi đó, mọi người Công giáo đã được rửa tội có thể tự gọi mình là ‘người Công giáo giữ đạo’ vì cuộc đời này là cơ hội duy nhất của chúng ta để thực hành đức tin cho đến khi chúng ta hiểu đúng”, Đức Tổng Giám mục Wenski cho biết thêm. “Và, bởi vì tất cả chúng ta đều là tội nhân, chúng ta đều phải thao luyện không ngừng”.

Minh Tuệ (theo UCA News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube