Đức Tổng Giám mục Mark O’Toole xứ Wales khen ngợi việc Quốc hội xứ Wales bác bỏ kiến nghị hợp pháp hóa trợ tử

Đức Tổng Giám mục Mark O’Toole của Tổng Giáo phận Cardiff-Menevia (Ảnh: Mazur/catholicnews.org.uk)

Đức Tổng Giám mục Mark O’Toole của Tổng Giáo phận Cardiff-Menevia (Ảnh: Mazur/catholicnews.org.uk)

Một vị Tổng Giám mục hàng đầu từ xứ Wales cho biết ngài “hài lòng” khi hội đồng xứ Wales bác bỏ kiến nghị hợp pháp hóa việc trợ tử, đồng thời nhấn mạnh sự hỗ trợ dành cho những người “dễ bị tổn thương nhất”.

Động thái này tại Quốc hội xứ Wales, được gọi là Senedd, đề xuất một luật mới nhằm hợp pháp hóa việc trợ tử ở xứ Wales và Anh, nhưng đã bị bác bỏ với tỷ lệ biểu quyết 26-19 vào ngày 23 tháng 10 vừa qua. Bộ trưởng thứ nhất Eluned Morgan và Bộ trưởng Y tế Jeremy Miles nằm trong số những người bỏ phiếu chống lại động thái này.

Hoan nghênh kết quả, Đức Tổng Giám mục Mark O’Toole Địa phận Cardiff-Menevia cho biết: “Sự ủng hộ đối với những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội của chúng ta, những người rõ ràng bị đe dọa bởi luật được đề xuất, là điều đáng mừng. Tôi rất vui khi thấy rằng đa số ở Senedd đã bỏ phiếu chống lại một động thái khuyến khích luật trợ tử”.

Bộ trưởng Công giáo Delyth Jewell, phó lãnh đạo đảng Plaid Cymru, cũng đã lên tiếng phản đối động thái này, bà nói: “Sự lo sợ của tôi với động thái này, nỗi kinh hoàng của tôi, không phải là cách nó sẽ bắt đầu mà là cách nó sẽ kết thúc”.

Bà Jewell chia sẻ rằng luật trợ tử sẽ khiến những người khuyết tật và dễ bị tổn thương “không còn lựa chọn nào khác ngoài việc kết liễu cuộc sống của mình”, bà nói: “Đối với nhiều người khuyết tật hoặc những người không gần gũi với gia đình, những người lo lắng, bồn chồn và cô đơn, luật này sẽ khiến họ cảm thấy không còn lựa chọn nào khác ngoài việc kết thúc cuộc sống của mình”.

Kết quả này diễn ra trước cuộc bỏ phiếu về dự luật hỗ trợ tự tử của Nghị sĩ Kim Leadbeater vào ngày 29 tháng 11, dự luật này đề xuất hợp pháp hóa việc trợ tử ở Anh và xứ Wales. Mặc dù Senedd không có thẩm quyền để đưa ra luật, nhưng cuộc bỏ phiếu này mang tính biểu tượng và được coi là hướng dẫn về cách xứ Wales sẽ bỏ phiếu trong dự luật của Nghị sĩ Leadbeater.

Việc bác bỏ đề xuất của xứ Wales được coi là có ý nghĩa quan trọng vì nó cho thấy Quốc hội xứ Wales, bao gồm cả lãnh đạo của cơ quan này, phản đối chế độ trợ tử tại xứ Wales.

Đức Tổng Giám mục O’Toole kêu gọi các tín hữu Công giáo không nên ngủ quên trên chiến thắng mà hãy tích cực tham gia vào việc lên tiếng phản đối dự luật Leadbeater.

“Tôi tiếp tục khuyến khích tất cả mọi tín hữu Công giáo viết thư cho các đại biểu quốc hội [các thành viên của Quốc hội] để bày tỏ mối quan ngại của họ về luật được đề xuất hiện đang được trình lên Quốc hội Vương quốc Anh và khuyến khích họ không bỏ phiếu cho luật này”, vị Giám chức nói.

Bình luận của Đức Tổng Giám mục O’Toole được đưa ra khi Đức Giám mục Philip Egan Địa phận Portsmouth đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc rằng việc hợp pháp hóa trợ tử ở Anh và xứ Wales cũng giống như việc chào đón “ý thức hệ” Đức Quốc xã của Adolph Hitler.

Trong một Lá thư Mục vụ có tựa đề “Chớ giết người gửi đến các giáo dân trong Giáo phận Portsmouth, Đức Giám mục Egan đã viết: “Cho phép giết người là điều sai trái. Đó sẽ là sự thay đổi có ý nghĩa lịch sử. Đó sẽ là sự đầu hàng trước chính hệ tư tưởng mà nước Anh đã chống lại trong Thế chiến thứ II”.

Đức Giám mục Egan đang ám chỉ đến việc Hitler thúc đẩy quyền của kẻ mạnh thống trị kẻ yếu bằng mọi cách thức cần thiết trong Thế chiến thứ hai — bao gồm cả bạo lực và giết chóc— và lập ra một ý thức hệ tư tưởng dẫn đến việc tàn sát hàng triệu người.

Đức Giám mục Egan đã nhấn mạnh hậu quả của việc hợp pháp hóa trợ tử. “‘Chớ giết người’ là một nguyên tắc tự nhiên được khắc sâu vào thâm tâm của mỗi con người”, ngài viết.

“Nếu chúng ta nhượng bộ [trợ tử] và cho phép giết người, chúng ta sẽ vượt qua một ranh giới mà không có đường lui. Giống như việc sử dụng vũ khí hạt nhân, một khi đã triển khai, thì đã quá muộn; chỉ có sự leo thang”.

Ngài tiếp tục: “Nó sẽ làm u ám bầu khí của các khoa chăm sóc người cao tuổi, và chắc chắn sẽ dẫn đến việc an tử, quyền khiến người khác phải chết, khi những trường hợp khó khăn cần được các chuyên gia tư vấn và người thân, hoặc luật sư và tòa án quyết định”.

Trong khi đó, các nhóm ủng hộ quyền sống ở Anh đã nhanh chóng hoan nghênh quyết định mang tính bước ngoặt ở xứ Wales.

Phát ngôn viên của Right to Life UK, bà Catherine Robinson, cho biết: “Cuộc bỏ phiếu này cho thấy Quốc hội xứ Wales rõ ràng phản đối việc Westminster áp đặt luật hỗ trợ tự tử cho xứ Wales, với chưa đến một phần ba số thành viên Senedd bỏ phiếu ủng hộ”.

“Hợp pháp hóa trợ tử gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với những người dễ bị tổn thương, đặc biệt là trong bối cảnh hệ thống chăm sóc y tế quá tải”, bà Robinson tiếp tục. “Vương quốc Anh phải ưu tiên chăm sóc giảm nhẹ được tài trợ hợp lý, chất lượng cao cho những người đang ở giai đoạn cuối đời, chứ không phải trợ tử”.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết