Hội nghị cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về Hợp tác phát triển với các quốc gia có thu nhập trung bình
“Chương trình nghị sự năm 2030 là một sự thay đổi mô hình về việc làm thế nào để xóa đói giảm nghèo và đồng thời thúc đẩy sự phát triển con người đích thực”, Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, Sứ Thần Tòa Thánh, Quan sát viên thường trực của Tòa thánh, tại Hội nghị cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về Hợp tác phát triển với các quốc gia có thu nhập trung bình, New York, ngày 4 tháng 12 năm 2018.
“Tuy nhiên, để tầm nhìn này được thực hiện, nền kinh tế toàn cầu cần phải định hướng lại từ một hệ tư tưởng của một thị trường không được kiểm soát và lợi nhuận bằng mọi giá hướng đến công ích chung cho tất cả mọi người”, Đức Tổng Giám mục Auza nói. “Điều này đòi hỏi một truyền thống luân lý hoàn nguyên được dựa trên sự phát triển toàn diện của con người”.
Dưới đây là bài phát biểu của Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza:
Thưa ngài chủ tịch,
Tòa Thánh rất vui mừng khi được tham gia Cuộc họp cấp cao này để thảo luận về những khoảng trống cũng như những thách thức mà các quốc gia có thu nhập trung bình trải nghiệm trong việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.
Chương trình nghị sự năm 2030 là một sự thay đổi mô hình về việc làm thế nào để xóa đói giảm nghèo và đồng thời thúc đẩy sự phát triển con người đích thực. Mô hình cũ đã có một cách tiếp cận một chiều: đầu tiên, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sau đó, một vài nơi nào đó trong tương lai, bạn có thể đủ khả năng bảo vệ môi trường và các lợi ích xã hội. Mô hình mới nhận thấy một cách tiếp cận đối ứng: tiến bộ xã hội, môi trường và kinh tế phải đi đôi với nhau. Các quốc gia không thể chờ đợi cho đến khi họ giàu có mới thúc đẩy nhân quyền, hỗ trợ giáo dục và chăm sóc sức khỏe hoặc bảo vệ môi trường của họ. Cần có một chiến lược hiệu quả hơn để đầu tư vào lĩnh vực giáo dục và chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái, đồng thời đảm bảo một lực lượng lao động chuyển đổi vốn tạo ra công ăn việc làm xứng hợp và có chất lượng như đã được tái khẳng định hôm qua tại Hội nghị các nhà lãnh đạo được tổ chức tại Katowice. Tiến bộ kinh tế thực sự bắt đầu và hướng tới sự phát triển con người toàn diện, bảo vệ phẩm giá con người và thúc đẩy công ích chung.
Hơn nữa, mô hình trước đây tạo điều kiện cho sự tiến bộ kinh tế đối với một bộ phận thiểu số vốn thường phải trả giá bởi rất nhiều người, và đặc biệt là những người nghèo. Như ĐTC Phanxicô đã lưu ý, “Các quốc gia đang phát triển, nơi mà hầu hết các trữ lượng quan trọng nhất của sinh quyển có thể được tìm thấy, tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của các quốc gia giàu hơn và phải trả giá bằng chính hiện tại và tương lai của họ” [1]. “Món nợ sinh thái” này chính là một trong những rào cản đối với sự hội tụ giữa các quốc gia có thu nhập trung bình (MIC) và các quốc gia có thu nhập cao.
Thưa ngài chủ tịch,
Phái đoàn của tôi coi cái gọi là “mưu kế thu nhập trung bình” như một hình thức của một “nền kinh tế loại trừ”. Sự hội tụ sẽ xảy ra khi các quốc gia có thu nhập trung bình có thể nắm bắt đầy đủ những lợi ích của hoạt động kinh tế diễn ra ở các quốc gia của họ, thay vì phải chịu những gánh nặng về kinh tế, xã hội và môi trường trong khi xuất khẩu các lợi ích cho các nước giàu. Những rào cản khác đối với sự hội tụ bao gồm các chính sách nông nghiệp loại trừ vốn khiến cho các quốc gia có thu nhập trung bình khó cạnh tranh trên thị trường toàn cầu và các chính sách thuế giúp các công ty lớn tránh phải trả thuế tại các quốc gia có thu nhập trung bình. Do đó, Tòa Thánh kêu gọi một cách tiếp cận từ dưới lên nhằm xây dựng một “nền kinh tế có tính dung nạp” thông qua sự tham gia thực sự và một nền dân chủ cho phép sự tham gia các nhân, mà theo đó, tất cả mọi người đều trở thành những tác nhân của sự phát triển của chính họ, và theo đó những người bị ảnh hưởng bởi các chính sách, lần lượt, có thể ảnh hưởng đến các chính sách này .
Tuy nhiên, để tầm nhìn này được thực hiện, nền kinh tế toàn cầu cần phải định hướng lại từ một hệ tư tưởng của một thị trường không được kiểm soát và lợi nhuận bằng mọi giá hướng đến công ích chung cho tất cả mọi người. Điều này đòi hỏi một truyền thống luân lý hoàn nguyên được dựa trên sự phát triển toàn diện của con người. Điều này hoàn toàn khả thi nếu như chúng ta tập trung vào việc kết nối phẩm giá con người với công ích chung và nếu chúng ta giải thích đúng đắn các khái niệm quan trọng chẳng hạn như tự do và quyền: một cách tiếp cận định tính đối với việc tự do gắn liền với trách nhiệm, và các quyền kinh tế và xã hội được củng cố bởi nghĩa vụ đối ứng giữa cá nhân và cộng đồng.
Một kết cấu như vậy có thể cung cấp nền tảng màu mỡ cho sự phát triển con người toàn diện và bền vững ở các quốc gia có thu nhập trung bình. Nó có thể giúp hình thành nên những cá nhân tốt hơn và các tổ chức tốt hơn. Nó có thể giúp thay thế một sự toàn cầu hóa của sự loại trừ và thờ ơ bằng một sự toàn cầu hóa mang tính dung nạp và tinh thần liên đới.
Xin cám ơn ngài chủ tịch!
Minh Tuệ chuyển ngữ
- Đức Thánh Cha Phanxicô, Thông điệp Laudato Si’, số 52.