Đức Tổng Giám mục Auza: ‘Nghèo đói - Một kết cục bi thảm’

Kết quả của việc loại trừ về xã hội, kinh tế và chính trị 

Theo Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, Quan sát viên thường trực của Toà thánh tại Liên Hợp Quốc, nghèo đói chính là một trong những kết quả bi thảm của việc loại trừ xã hội, kinh tế và chính trị. Những lời nhận xét của Đức TGM Auza đã được đưa ra vào ngày 12 tháng 10 năm 2017, trong cuộc tranh luận của Ủy ban thứ hai về Chương trình nghị sự Mục 23, được dành riêng cho vấn đề “Xóa bỏ đói nghèo” tại Liên Hợp Quốc, New York. 

Đức TGM Auza tiếp tục cho biết rằng sự loại trừ này ngăn cản sự tham gia cần thiết cho sự phát triển con người toàn diện và đồng thời tập trung các lợi ích cũng như các cơ hội phát triển trong tay của một số người. Đức TGM Auza cũng kêu gọi tập trung chiến lược có phối hợp vào lộ trình của việc tham gia, đặc biệt là giáo dục, y tế và dinh dưỡng; các chính sách bảo trợ xã hội cho người cao niên, trẻ em và các gia đình nghèo; và các sách để tăng khả năng tiếp cận với công ăn việc làm, tín dụng và các cơ hội kinh doanh cho phụ nữ.

Dưới đây là phát biểu của Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza:

Bài phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza
Sứ Thần Tòa Thánh và Quan sát thường trực của Toà Thánha
Phiên họp thứ bảy mươi của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Ủy ban thứ hai
Chương trình nghị sự mục 23: Xoá đói nghèo
New York, ngày 12 tháng 10 năm 2017

Thưa ngài chủ tịch,

Báo cáo của Tổng thư ký về Thực hiện Thập kỷ thứ hai của Liên Hợp Quốc về Xóa đói Giảm nghèo [1] nêu bật nhiều cải thiện trong việc giảm nghèo đói, cũng như nhiều thách thức đáng chú ý. 

Phái đoàn của tôi muốn nhấn mạnh đặc biệt về báo cáo nhấn mạnh rằng đói nghèo là một trong những kết quả bi thảm của việc loại trừ xã hội, kinh tế và chính trị. Đây chính là những rào cản do chính con người tạo ra cản trở sự tham gia cần thiết đối với sự phát triển con người toàn diện và đồng thời tập trung các cơ hội và lợi ích vào tay của một số ít người có đặc quyền đặc lợi. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh rằng “phải có một phương thức nào đó được đưa ra để mọi người có thể hưởng lợi từ trái đất, chứ không chỉ để thu hẹp khoảng cách giữa những người giàu có và những người phải thỏa mãn với những mảnh vụn bánh mì rơi ra khỏi bàn ăn” [2]. 

Báo cáo lưu ý rằng sự bất bình đẳng quá mức và các chính sách tài chính thắt lưng buộc bụng chính là hai điều kiện thúc đẩy việc loại trừ.

WIKI-ONU-740x493Sự bất bình đẳng quá mức tập trung các lợi ích của việc tăng trưởng kinh tế vào tay của một bộ phận thiểu số, thường là cắt đứt mối liên hệ giữa những tiến bộ kinh tế và việc giảm nghèo đói. Nó khiến cho toàn bộ cộng đồng trở nên nghèo nàn hơn, bởi vì việc loại trừ nó sẽ tạo ra những sự tắc nghẽn đối với những đóng góp có giá trị mà những người bị loại trừ sẽ phải thực hiện nếu như họ đã được trao cho những cơ hội đầy đủ. Các chính sách tài chính thắt lưng buộc bụng, như báo cáo ghi nhận, vô ý làm mất thiện cảm đối với những người nghèo và ảnh hưởng không cân xứng đến phụ nữ, những người thường buộc phải gánh vác gánh nặng khi cần thiết, các chương trình xã hội bị giảm bớt hoặc loại bỏ.

Thưa ngài chủ tịch,

Liều thuốc giải rõ ràng đối với việc loại trừ đó là một trọng tâm phát triển phối hợp, tập trung vào việc hội nhập, thay thế các rào cản với những đường lối hướng tới sự tham gia; đầu tiên trong số đó chính là việc đầu tư vào việc phát triển trẻ em cũng như trong lĩnh vực y tế và giáo dục. Các chính sách trước đây đối với việc bắt buộc các quốc gia đang phát triển phải cắt giảm chi tiêu về y tế và giáo dục để đạt được “sự cân bằng tài chính” đã dẫn đến những kết quả không mong đợi đối với việc làm hại đến sự phát triển bởi vì chúng giảm sự đầu tư vào con người. Như Chương trình Nghị sự 2030 đã chỉ ra rõ ràng, chỉ thông qua sự phát triển con người toàn diện, mục tiêu xóa đói giảm nghèo mới có thể đạt được. Kết quả của các chính sách bao gồm giáo dục, đặc biệt ở các nước đã đạt được sự cân bằng về giáo dục giữa nam và nữ, chính là những dấu hiệu hy vọng đối với việc giảm nghèo đói thực sự. Tương tự, việc đầu tư cho sức khoẻ và dinh dưỡng đã mang lại những lợi ích to lớn đối với cả về mặt trình độ học vấn cũng như năng suất lao động. 

Một con đường khác hướng tới việc thoát nghèo đó chính là việc thực hiện và mở rộng các chính sách bảo trợ xã hội chẳng hạn như trợ cấp cho những người cao niên, trợ cấp nuôi con và chuyển tiền cho các gia đình nghèo. Các chương trình như vậy thúc đẩy “sự tăng trưởng vì người nghèo”, chẳng hạn như cho phép người nghèo tích lũy tài sản hữu hiệu, thúc đẩy việc tiếp cận với các thị trường lao động và đầu tư tài chính, đầu tư vào nguồn lực con người, sự đổi mới và chấp nhận rủi ro. [3] Lập luận rằng chỉ có các nước phát triển mới có thể cung cấp các chương trình như vậy như đã cho thấy là hoàn toàn sai lầm.

Thưa ngài chủ tịch,

Các chương trình hoà nhập cần phải tập trung ưu tiên vào phụ nữ và các trẻ em gái, vì họ nằm trong số những người nghèo nhất. Theo báo cáo của Tổng thư ký về ‘Phụ nữ đối với sự phát triển’ [4] đã nêu chi tiết, có nhiều công việc cần phải thực hiện để gia tăng công ăn việc làm, tín dụng, và cơ hội kinh doanh cho phụ nữ. Để đạt được sự công bằng và hợp tình hợp lý trong lực lượng lao động, cần phải công nhận các công việc phi chính thức của phụ nữ và đồng thời mở rộng việc bảo vệ xã hội cho họ. ĐTC Phanxicô đã nói, “Phụ nữ phải chịu đựng những tình huống của việc bị loại trừ, ngược đãi và bạo lực, bởi vì họ thường ít có khả năng bảo vệ các quyền lợi của mình khi họ thể hiện những cử chỉ anh hùng hàng ngày trong việc bênh vực và bảo vệ những gia đình dễ bị tổn thương của họ” [5]. Việc hòa nhập kinh tế là rất quan trọng để chống lại những hành vi vi phạm nhân quyền chẳng hạn như việc buôn bán người lao động hoặc bóc lột tình dục và  tình trạng khai thác rộng rãi đối với các lao động nữ trong nước và những người lao động nhập cư.

Tòa Thánh muốn khuyến khích Liên Hợp Quốc đi đầu trong việc xóa đói nghèo, cũng như việc hòa nhập xã hội, chính trị và kinh tế cần thiết để tổ chức này xuất hiện, trong tất cả các khía cạnh trong sứ mạng của mình. Nếu không chấm dứt tình trạng đói nghèo, tất cả các mục tiêu phát triển khác đều trở nên không thể đạt được.

Xin cám ơn ngài chủ tịch!

Minh Tuệ chuyển ngữ

1. A/72/283.
2. ĐTC Phanxicô, Diễn văn với các đại biểu tham dự Hội nghị lần thứ 38 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, ngày 20 tháng 6 năm 2013.
3. A/72/283, 33.
4. A/72/282.
5. ĐTC Phanxicô, Tông Huấn Evangelii Gaudium, số 212.

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết