Đức Thượng Phụ Younan: Tại Syria và Iraq, sự sống còn của một trong những Giáo hội Kitô giáo lâu đời nhất đang bị đe doạ

  • Tin tức
  • Chúa Nhật, 31-12-2017 | 22:38:24

Đức Thượng Phụ Younan: Tại Syria và Iraq, sự sống còn của một trong những Giáo hội Kitô giáo lâu đời nhất đang bị đe doạ

Đức Thượng Phụ Antioch của Giáo hội Công giáo Syria cho biết rằng các Mục tử sẽ tiếp tục kêu gào cho quyền lợi của các Kitô hữu Trung Đông phải được bảo vệ

Syria Homs 2015 May Parish Al-Maamura SYRIA / HOMS-MLC 15/00044 Help for the village of Al-Maamoura-Eglise Saint Joseph (construction of the priest's house)

Bất chấp những hy vọng, Đức Thượng Phụ Ignatius Youssef III Younan cảnh báo rằng sự sống còn của một trong những Giáo hội Kitô giáo lâu đời nhất hiện đang bị đe doạ tại Syria và Iraq và đồng thời kêu gọi để quyền của các Kitô hữu tại Trung Đông phải được bảo vệ.

Đức Thượng Phụ Antioch của Giáo hội Công giáo Syria, người lãnh đạo khoảng 200.000 tín hữu Công giáo Syria trên toàn thế giới, đã nhấn mạnh điều này với Zenit khi Ngài làm rõ rằng việc tạo ra tiến trình này là một thách thức trong một khu vực vốn “hiềm thù đối với mọi tiến trình dân sự”.

Theo tổ chức Giáo Hoàng mang tên Tổ chức Viện trợ các Giáo hội Đau khổ, khoảng 200 triệu Kitô hữu trên toàn thế giới không thể thực hành đức tin của họ với một sự tự do hoàn toàn. Tại 38 quốc gia, đã có những bằng chứng đã được báo cáo đối với những vi phạm liên quan đến vấn đề tự do tôn giáo.

Ở Trung Đông, tại nơi khai sinh của Kitô giáo, Trung Đông, các Kitô hữu đã sinh sống ở đó được khoảng 2000 năm. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian 15 năm của các cuộc bách hại này, từ việc chiếm 20% dân số cách đây một thế kỷ, các Kitô hữu hiện chỉ chiếm dưới 4%. Các Kitô hữu đã phải chịu đựng một cuộc diệt chủng thực sự dưới bàn tay của các nhóm khủng bố như Daesh (ISIS); họ đã mất hết nhà cửa, công việc và thậm chí là mạng sống của mình. Hàng ngàn Kitô hữu đã buộc phải trốn chạy và trở thành những người di tản hoặc những người tị nạn. Các Kitô hữu không phải là nhóm thiểu số duy nhất bị phân biệt đối xử trong khu vực này, mà còn có các nhóm tôn giáo thiểu số khác, và cảm thấy bị đe doạ liên tục bởi trào lưu chính thống.

Vị Thượng Phụ sinh tại Syria, người có trụ sở tại Lebanon (được biết đến với việc là một trong những nơi ẩn náu an toàn nhất cho tất cả những người buộc phải chạy trốn khỏi Trung Đông), và là người phục vụ hơn 10 năm tại Hoa Kỳ, cụ thể với tư cách là vị Giám mục đầu tiên của Giáo phận Đức Mẹ Giải thoát có trụ sở tại New Jersey thuộc Giáo hội Công giáo Syria tại Hoa Kỳ, đã thể hiện sự nghiêm trọng của thực tế này.

Đức Thượng Phụ Younan đã cung cấp cho Zenit thông điệp Giáng sinh của mình gửi tất cả các tín hữu Trung Đông và được lan truyền trên toàn thế giới sau cộng đồng Do Thái hải ngoại. Trong thông điệp của mình, Đức Thượng Phụ Younan nhấn mạnh rằng khi chúng ta chiêm ngắm Chúa Giêsu Hài Đồng nơi hang Bêlem, chúng ta củng cố lòng trung thành của chúng ta vào Đức Giêsu Kitô và cố gắng sống sứ điệp yêu thương và bình an của Ngài. Thiên Chúa quá yêu chúng ta đến nỗi Ngài đã trở nên con người như chúng ta để nâng chúng ta lên với Ngài, Đức Thượng Phụ Younan nhấn mạnh.

Tinh thần liên đới và cầu nguyện là điều tối cần thiết

Thông điệp trong Đêm Giáng sinh của các thiên thần với những mục đồng khiêm tốn tại Bethlehem, nhà lãnh đạo Giáo hội Công giáo Syria nhắc nhở, vẫn còn vang vọng mãi năm này qua năm khác nơi tâm hồn mỗi người chúng ta, như một sứ điệp của hòa bình, sự vui mừng và sự hòa giải. “Thánh James Sarug (thế kỷ 5-6) là một trong những người cha vĩ đại nhất của Giáo hội Syria, đã để lại cho chúng ta bài Thánh ca sau đây: ‘Vinh danh Thiên Chúa Cha, Đấng đã sai Ngôi Lời đến để hóa nên xác phàm, thờ lạy Thiên Chúa Con, Đấng mặc dù là vô tận, những đã trở nên hữu hạn nơi máng cỏ, và tạ ơn Chúa Thánh Linh Đấng được ngợi khen nơi môi miệng các Thiên sứ: Vinh danh Thiên Chúa trên trời, Bình an dưới thế cho người thiện tâm’”.

“Từ Trung Đông, nơi mà các anh chị em Kitô giáo của anh chị em hiện vẫn còn phải chịu đựng rất nhiều khó khăn vì những đau khổ dữ dội đang diễn ra đang phá hoại tương lai của họ”, Đức Thượng Phụ Younan đã chỉ ra, “Tôi muốn nhắc nhở tất cả anh chị em rằng chúng ta cần biết bao nhiêu tinh thần liên đới cũng như những lời cầu nguyện của anh chị em”.

Lebanon, quốc gia duy nhất ở Trung Đông, nơi mà tất cả mọi công dân đều được hưởng sự tự do và bình đẳng tốt nhất, Đức Thượng Phụ Younan cũng lưu ý, đã phải đối mặt với rất nhiều thử thách trong năm qua. 

“Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã chính thức gọi quốc gia nhỏ bé này: ‘Lebanon còn hơn là một quốc gia, nó là một sứ mạng’, Ngài lưu ý: “Chúng tôi chắc chắn phải cảm tạ Thiên Chúa vì quân đội Lebanon cuối cùng cũng đã có thể vượt qua các nhóm khủng bố đang đe doạ sự tồn tại của nó. Với sự khôn ngoan của vị Tổng thống của một quốc gia Cộng hòa, chúng tôi tiếp tục cầu nguyện để Lebanon sẽ có thể trở thành một nơi trú ẩn hòa bình, để hoàn thành sứ mạngh lớn lao của mình trong khu vực”. 

“Trong suốt mùa lễ vui mừng này”, nhà lãnh đạo của Giáo hội Công Giáo Syria nhắc nhở, “chúng ta hãy hướng đến và cầu nguyện cách đặc biệt cho tất cả các anh chị em của chúng ta tại Syria và Iraq, những người đã phải chịu đau khổ lâu dài, vì lòng trung thành kiên định của họ đối với Tin Mừng”.

Các Mục tử sẽ tiếp tục kêu gào các cường quốc thế giới để bảo vệ quyền lợi của các nhóm thiểu số bị bách hại 

Đức Thượng Phụ Younan nhắc lại rằng ĐTC Phanxicô trong Thông điệp nhân Ngày Thế giới Hòa bình lần thứ 51 năm 2018 của mình đã viết: “Trong tinh thần bác ái, chúng ta hãy ôm lấy tất cả những người phải chạy trốn khỏi cảnh chiến tranh và đói khát, hoặc bị cưỡng bách bởi sự phân biệt đối xử, bách hại, đói nghèo và suy thoái môi trường để rồi phải rời bỏ quê hương xứ sở của mình”.

“Chúng ta, với tư cách là những Mục tử của đoàn chiên”, Đức Thượng Phụ Younan tiếp tục, “sẽ tiếp tục lên tiếng như Gioan Tẩy Giả, ‘tiếng kêu nơi hoang địa’ để bảo vệ quyền con người của các anh chị em Kitô hữu của chúng ta ở Trung Đông, van nài các nhà lãnh đạo dân sự và chính trị thế giới, vì công lý và tự do cho họ và cho tất cả những cộng đồng thiểu số bị bách hạị”.

Trở lại vấn đề Iraq một cách đặc biệt, Đức Thượng Phụ Younan lưu ý rằng sau nhiều năm bị tận diệt một cách vô cùng dữ dội khỏi quê hương của họ ở Plain of Nineveh tại Iraq, bị buộc phải lưu vong và sống rải rác ở nhiều quốc gia, hàng ngàn gia đình Syri đã có cơ hội duy nhất để trở về quê hương của mình. 

Sự hiện diện của các Kitô hữu cần thiết cho việc tái sinh đất nước

“Các nhóm khủng bố hiện nay hầu như đã bị đánh bại hoàn toàn và hy vọng đã gia tăng rằng ít nhất những người bị buộc phải ra đi sẽ có thể trở về quê hương xứ sở của mình. Sự hiện diện của họ như là một cộng đồng thiểu số Kitô giáo, những người dân bản địa thực sự, vốn đã phải chịu đựng tất cả những khó khăn là điều thiết yếu cho việc tái sinh đối với đất nước họ”.

“Chúng ta phải tiếp tục hy vọng rằng chính quyền địa phương và cộng đồng quốc tế chắc chắn sẽ trục xuất những kẻ khủng bố và đồng thời khôi phục hòa bình và an ninh để xây dựng lại một quốc gia Iraq thống nhất để đảm bảo công bằng và bình đẳng cho tất cả mọi công dân của họ”.

Sự nổi lên của bạo lực ở Syria, Đức Thượng Phụ Younan khẳng định, “đã xảy ra không chỉ là một ‘cách giải thích sai lầm’ về bản chất của đất nước này mà còn là một liên minh của một sự kết hợp nguy hiểm đe dọa sự tồn tại của quốc gia này, được biết đến như là một cái nôi của đức tin Kitô giáo”. 

Nhân danh “cái được gọi là ‘nền dân chủ’”, Đức Thượng Phụ Younan nhắc nhở, hàng trăm ngàn người đã phải thiệt mạng, hàng triệu người đã bị trừ diệt và đất đai bị phá hủy. 

“Các chính trị gia phương Tây liên minh với các quốc gia trong khu vực được biết đến như là một trong những chế độ không theo dân chủ và suy đồi nhất, tiếp tục làm nảy sinh các cuộc xung đột sắc tộc và tài trợ cho các nhóm khủng bố nhân danh Allah. Các cộng đồng Kitô giáo cùng với các nhóm thiểu số khác chính là mục tiêu dễ dàng nhất của cuộc thánh chiến cực đoan”.

“Các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Syria cần phải được dỡ bỏ”, Đức Thượng Phụ Younan kêu gọi, “Chúng giống như những tội ác chống lại loài người bởi vì chúng nhắm mục tiêu vào những phân đoạn dễ bị tổn thương nhất của một quốc gia. Người nghèo và những người không có khả năng tự vệ là những người phải trả giá. Gia đình các quốc gia phải tìm kiếm những phương thế khác để đối phó với một quốc gia hợp pháp đã được Liên Hiệp Quốc công nhận, thậm chí ngay cả khi ngay cả khi chính phủ này đã bị một quốc gia hoặc một tổ chức đánh thuế, như một chế độ ngoài vòng pháp luật”.

“Những lời của Chúa Giêsu đó là dành cho mỗi người chúng ta như một ngọn hải đăng chỉ dẫn đời sống của mỗi người chúng ta”, Đức Thượng Phụ Younan khuyến khích. “Chúng tôi yêu mến lặp lại với anh chị em những điều mà Chúa Giêsu đã từng nói với các môn đệ: ‘Đừng sợ, hỡi đàn chiên nhỏ bé!’ Vâng, lạy Chúa, miễn là có Ngài cùng đồng hành với chúng con, chẳng có gì đáng sợ và chẳng có gì có thể để tách chúng con ra khỏi Ngài!”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết