Đức Thượng Phụ Kirill và TGM Tikhon, hai kiểu mẫu của Giáo hội Nga

Cả hai đều là những nhân vật chính của “sự phục hưng tôn giáo” của Nga sau sự chấm dứt của chủ nghĩa cộng sản. Đức Thượng Phụ Kirill đã đề xuất “Học thuyết xã hội của Giáo hội Chính thống Nga”, vốn là tuyên ngôn chính trị của Putin; Đức TGM Tikhon đã đề xuất đức tin như là một “người giám hộ các giá trị về luân lý”. Ngài chính là “người cha thiêng liêng” của Putin. “Một bản giao hưởng mới” giữa Giáo hội và chính phủ. Những rủi ro về sự độc tài của nhà nước đối với Giáo hội và việc đọc lại lịch sử đã làm nổi bật nhà độc tài Stalin và “sự hy sinh cần thiết” của Giáo Hội dưới tay của Nhà nước.

Screen Shot 2018-02-07 at 7.00.59 PM

Giữa bối cảnh của các cuộc tranh luận đang diễn ra về các bộ phim lịch sử về Sa hoàng và Stalin, và cuộc tranh luận về lễ kỷ niệm cuộc Cách mạng và Hội đồng năm 1917, hai nhân vật đang ngày càng nổi lên như là những điểm tham chiếu cho vận mạng và tương lai của Chính Thống Nga. Đó chính là Đức Thượng Phụ Kirill (Gundjaev), người đứng đầu Giáo hội Moscow kể từ năm 2009, và Đức TGM Tikhon (Shevkunov), người đứng đầu văn phòng Egorevsk trong khoảng ba năm và kể từ năm 1998, ngài còn được biết đến như là “người cha thiêng liêng” của Tổng thống Putin.

Cả hai đều là những nhân vật chính chính của “sự phục hưng tôn giáo” của Nga sau sự chấm dứt của chủ nghĩa cộng sản, cách đây gần 30 năm. Trở thành Giám mục và sau đó là Thượng Phụ kể từ những năm của chế độ Liên Xô, Đức Thượng Phụ Kirill đã trở nên nổi tiếng với tư cách là một nhà truyền giảng Tin Mừng trên truyền hình đầu tiên với một chương trình nổi tiếng với tên gọi “Tiếng nói của Mục tử”.

Đức TGM Tikhon, người mà vào những năm 1980 đã trở thành một tu sĩ tại Pskov trong một tu viện nam duy nhất được chế độ cầm quyền cho phép, đã mô tả sự chuyển biến từ chủ nghĩa vô thần sang việc tái khám phá đức tin trong một quyển sách về cuộc đời của mình trong tu viện, cuốn sách có tựa đề “Saints not saints”, được bày bán rộng khắp.

Trước hết, Đức TGM Tikhon đã trở thành người đứng đầu đầu tiên trong số các ứng viên được lựa chọn, thậm chí trước khi được cất nhắc lên vị trí có uy tín nhất, trở thành nguồn cảm hứng chính đối với những thay đổi xã hội và chính trị vào cuối thời kì của cựu tổng thống Yeltsin, khi ngài hướng dẫn các Giám mục về tài liệu “Học thuyết xã hội của Giáo hội Chính Thống Nga”, vốn trở thành chương trình mang tính ý thức hệ của tân Tổng thống Putin.

Trong những năm đó, Đức TGM Tikhon đã cùng với nhà lãnh đạo mới, trên các chuyến đi trong nước và nước ngoài, tạo cảm hứng cho các đạo luật “mang tính răn dạy” chống lại việc buôn bán rượu, chống lại việc hút thuốc và việc bảo vệ gia đình Kitô giáo truyền thống.

Kể từ đó, hai nhà lãnh đạo đã chia rẽ về cảnh tượng của việc khôi phục lại nhà nước Chính Thống cùng với tổng thống với những vai trò khác nhau, đôi khi mang tính chất bổ sung, nhưng cũng thường mang tính chất loại trừ lẫn nhau. Người ta nói rằng thậm chí ngay cả việc bổ nhiệm Đức Cha Tikhon làm Giám mục Phụ tá mà một cách nào đó đã được thúc đẩy bởi Kremlin, và vị trí thực tế của ngài đó là tu viện mà ngài đã khôi phục và chiếm giữ một phần lãnh thổ của quảng trường Lubyanka, trung tâm nổi tiếng của KGB, thường được biết đến với tên gọi là “Giám mục Lubyanka”.

Tòa Thượng Phụ cộng tác với những kẻ bách hại

Trong những tuần gần đây, ngoài những cân nhắc đối với biến cố kỉ niệm 100 năm cuộc Cách mạng và câu chuyện đau đớn của Sa hoàng Nicholas II, một số tuyên bố của hai vị giám chức đã tập trung chính xác vào vai trò của Tòa Thượng Phụ trong đời sống của Giáo Hội, đồng thời hồi tưởng về việc phục hồi của nó trong những ngày tháng đầy bi đát của cuộc cách mạng năm 1917. Phát biểu của Đức TGM Tikhon (Bellavin), cuộc thảo luận liên quan đến những tuyên bố nổi tiếng về việc chế ngự quyền lực Liên Xô được bảo trợ bởi chính ngài vào năm 1922 cùng với Đức Giám mục Sergij (Stragorodskij), vào năm 1927, người đã đặt Giáo hội vào việc phục vụ chế độ vô thần. Năm 1943, Đức Giám mục Sergij trở thành người kế nhiệm Đức TGM Tikhon và “Thượng Phụ Stalin”, buộc chặt Giáo Hội phải đối mặt với nhân vật được gọi là nhà độc tài Georgian, một người mà sự mến mộ của quần chúng một lần nữa lại nổi lên tại nước Nga của Tổng thống Putin.

Quan điểm của Đức Giám mục Sergij đã đánh dấu đời sống của Giáo hội Nga trong những năm Liên Xô một cách sâu sắc, rằng sự lựa chọn để hợp tác với Nhà nước được gọi là ‘sergianstvo’, một cáo buộc được đưa ra bởi những người Nga ở nước ngoài chống lại hàng giáo phẩm Chính Thống. Vào cuối chủ nghĩa cộng sản, vấn đề được chính thức giải quyết, tại hội nghị thượng đỉnh 1992 do Đức Thượng Phụ Aleksij II chủ trì, kêu gọi sự tha thứ cho hành động hợp tác với những kẻ bách hại, nhưng đồng thời cũng giải thích điều này dưới ánh sáng của sự cứu rỗi của Giáo hội. Trong những tuần vừa qua, cả Đức Thượng Phụ Kirill và Đức TGM Tikhon đều đã liên tục đưa ra những lập luận này. Phước cho một tượng đài kỷ niệm 150 năm ngày sinh của Sergij, ông Kirill tuyên bố rằng “ông phải quên mình, để Giáo hội có thể tiếp tục sự tồn tại lịch sử của mình, không bị trục xuất khỏi cuộc sống của người dân”. Việc chúc lành cho một tượng đài kỷ niệm 150 năm ngày sinh của Đức Thượng Phụ Sergij, Đức Thượng Phụ Kirill đã tuyên bố rằng “Ngài đã phải quên mình, để Giáo hội có thể tiếp tục sự tồn tại mang tính lịch sử của mình, để Giáo hội không bị trục xuất ra khỏi cuộc sống của người dân”. Trong một cuộc phỏng vấn với Radio Svoboda, Đức TGM Tikhon cũng đưa ra mô tả về vị Thượng Phụ cộng tác với những kẻ bách hại: “Đức TGM Sergij đã biện minh cho chính sách giáo hội của mình với xác tín rằng nếu Giáo hội phải hoạt động hầm trú, các thành viên đảng Bolshevik ngay lập tức thành lập một  Giáo hội riêng của họ”.

“Sự hy sinh cần thiết”

Do đó, cả hai đều ủng hộ luận điểm “sự hy sinh cần thiết” như một động cơ cho sự thỏa hiệp, nhưng hình ảnh của Giáo hội mà họ ngụ ý có vẻ hơi khác biệt. Đức Thượng Phụ Kirill đương nhiệm thường nhấn mạnh đến sự cần thiết cần phải hợp tác, nhưng với phẩm giá ngang bằng với các cơ quan dân sự, những người không nên can thiệp vào những vấn đề của Giáo hội. Theo Đức Giám mục Tikhon, chính xác là Giáo hội “cộng sản” của những người đổi mới thực sự sẽ tìm cách thi hành ơn gọi đích thực của Giáo hội Chính thống Nga, vì nó không thể tồn tại mà không có chính phủ; thay vì làm như vậy, việc khuất phục chủ nghĩa vô thần của chính phủ, hiện tại đã đến lúc để nhận ra rằng mô hình, “bản giao hưởng mới” mà trong đó người đứng đầu chính phủ cũng là người dẫn dắt thế tục đối với Giáo hội, một nhà độc tài Chính thống thực sự, người sẽ dẫn dắt linh hồn của các tín hữu.

Hai kiểu mẫu, “phẩm giá bình đẳng” của Đức Thượng Phụ Kirill và “Giao hội đế quốc tân thời” của Đức TGM Tikhon, đặc biệt đã trở nên cấp tính so với gần bốn năm sau việc sát nhập Crimea tượng trưng cho sự trở lại của chủ nghĩa đế quốc tôn giáo sắc tộc, như là một dự án chính trị của Nga. Không có gì đáng ngạc nhiên, trong những năm gần đây các cuộc thăm dò cho thấy sự yêu mến ngày càng tăng đối với những hồi ức về Stalin trong dân chúng, người mà cùng với Sa hoàng Nicholas II, đại diện cho một lý tưởng ngày càng áp đặt đối với “cha đẻ của dân tộc” mà Putin tìm kiếm việc tái phát động trong chiến dịch tranh cử hiện tại.

Đức Thượng Phụ Kirill thường nhắc lại rằng “Giáo hội Nga chưa bao giờ tự do như ngày nay” và đồng thời cố gắng bằng mọi phương thức để khuyến khích tất cả mọi tín hữu tham gia tích cực vào đời sống xã hội, thông qua giáo lý và việc loan báo Tin Mừng thậm chí ngay cả trước vấn đề chính trị.

Đức TGM Tikhon nhấn mạnh vai trò của “người giám hộ đối với các giá trị luân lý”, được giải thích bởi các chính trị gia của đức tin Chính Thống, thậm chí hơn nữa bởi hàng giáo phẩm của Giáo Hội. Cả hai đều ủng hộ một hệ thống giáo sĩ thiên về việc quản lý đời sống giáo hội, vì sự lo ngại đối với những thái quá của những nhân vật giáo dân chủ đạo đối với những người theo chủ nghĩa chính thống. Vì nhiều lý do, năm 2018 sẽ là năm quyết định đối với những triển vọng về “bản giao hưởng mới” của Chính Thống Nga.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết