Trong lời chào mừng nhân dịp kỷ niệm lần thứ 70 của tổ chức này, Đức Thượng phụ Kirill đã định nghĩa đây như là “một không gian đặc biệt cho việc đối thoại giữa các Kitô hữu thuộc nhiều giáo phái khác nhau”. Lời kêu gọi được đưa ra để giúp đỡ các Kitô hữu ở Trung Đông và Bắc Phi, bị đe dọa sẽ biến mất. Sự hỗ trợ của Hội đồng các Giáo hội Thế giới (WCC) dành cho Tòa Thượng phụ Moscow tại Kiev ở Ukraine.
Moscow (AsiaNews) – Đức Thượng phụ Kirill (Gundjaev) đã gửi một thông điệp chúc mừng nhân dịp 70 năm kể từ khi thành lập Hội đồng các Giáo hội Thế giới (WCC), diễn ra vào ngày 23 tháng 8 năm 1948, sau khi bị trì hoãn do Thế chiến thứ hai. Giáo hội Chính thống Nga đã trở thành một thành viên của WCC vào năm 1961, theo khuyến nghị của chính quyền Xô viết mà họ đã nhận thấy nơi đây cơ hội để hỗ trợ cho lĩnh vực chính trị quốc tế của mình.
Phát biểu với thư ký WCC, thần học gia Lutheran Olav Fykse Tveit người Na Uy, và toàn thể Ủy ban Trung ương, Đức Thượng phụ Nga nhắc lại rằng Hội đồng này là “một tổ chức quốc tế quan trọng và là nền tảng duy nhất cho cuộc đối thoại giữa các Kitô hữu thuộc nhiều giáo phái khác nhau. Trong nhiều năm làm việc, Hội đồng Giáo hội Thế giới đã thực hiện nhiều việc để phát triển cuộc đối thoại liên tôn, thúc đẩy vấn đề công lý trong xã hội và hòa bình giữa các quốc gia”. Đức Thượng phụ Kirill đã nhắc lại “việc Giáo hội Chính thống Nga gia nhập WCC vào năm 1961 đã giúp mở ra những cơ hội mới như thế nào” và việc “những mối quan tâm đặc biệt của chúng ta đã được phối hợp thế nào với những nỗ lực chung trong việc vượt qua cuộc đối đầu giữa phương Đông và Tây và việc đấu tranh cho hòa bình và công bằng trong các mối quan hệ quốc tế”.
Thông điệp cũng cảm ơn WCC “vì tinh thần liên đới mà tất cả các anh chị em của chúng ta đã chia sẻ với chúng tôi với mong muốn vượt qua những hạn chế của vấn đề tự do tôn giáo như là kết quả của chính sách nhà nước được hình thành bởi ý thức hệ của chủ nghĩa vô thần”. Chính Đức Thượng phụ Kirill cũng đã tham gia với tư cách là một giám mục trẻ “Liên Xô” tại hội nghị Nairobi vào năm 1975, công khai phủ nhận rằng có những cuộc bức hại tôn giáo ở Liên Xô; đó chính là những thời điểm phức tạp của lĩnh vực ngoại giao giáo hội và chính sách Ostpolitik của Vatican, khi các nhà lãnh đạo Xô viết được phép lợi dụng việc truyền giáo của Giáo hội để che giấu hành động bức hại tôn giáo.
Tuy nhiên, người đứng đầu Giáo hội Nga không đã lạm dụng việc khơi gợi lại những thời điểm đầy khó khăn đó, mà thay vào đó là những viễn cảnh tương lai, nơi mà vị Thượng Phụ Moscow có ý định trở thành một nhân vật hàng đầu. Đức Thượng phụ Kirill nhấn mạnh rằng “những thách thức hiện nay không kém phần nghiêm trọng so với những thách thức của thế kỷ 20. Với tình hình của sự tục hóa xã hội không ngừng diễn ra, chúng ta đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng luân lý và tinh thần sâu xa gây ra bởi một sự sai lệch về đức tin và các giá trị Kitô giáo truyền thống. Thế giới trải qua những khó khăn về kinh tế và xã hội lại một lần nữa tự nhận thấy chính nó đang trên bờ vực của một cuộc chiến toàn cầu”.
Lời kêu gọi đã được đưa ra để giúp đỡ các Kitô hữu ở Trung Đông và Bắc Phi, “nơi hiện đang tồn tại mối đe dọa thực sự về khả năng có thể biến mất hoàn toàn đối với cộng đồng Kitô hữu trong khu vực”. Vấn đề cấp bách này là điều đã hướng Giáo hội Nga và Đức Thượng Kirill đến cuộc gặp gỡ lịch sử với ĐTC Phanxicô tại Havana vào năm 2016. Đây chính là lý do tại sao người dân Nga lại đổi mới lòng tin của họ vào WCC mà họ đã xa cách trong 20 năm qua, từ đó đưa ra một lập trường quan trọng đối với chủ nghĩa đại kết chính thức.
Lý do khác cho việc lập lại mối quan hệ hữu nghị, trong phần kết của thông điệp của Đức Thượng phụ Kirill, đó chính là lòng biết ơn đối với WCC “vì lập trường vững chắc được trình bày bởi Tổng thư ký trong lời kêu gọi của ngài với các nhà chức trách của Ukraine, nhằm bảo vệ Giáo hội Chính thống Ucraina” – có nghĩa là một Giáo hội trung thành với Moscow, Giao hội duy nhất được coi là “hợp với quy tắc tiêu chuẩn” – vốn “hiện đang là mục tiêu của hành động phân biệt đối xử và bách hại”. Sự hỗ trợ của WCC về tính hợp pháp của Moscow tại Ukraine, cùng với sự hỗ trợ của ĐTC Phanxicô và các nhà lãnh đạo Giáo hội Công giáo, cần phải đảm bảo cho người Nga đủ sức ép để ngăn chặn việc công nhận đối với tính độc lập của những người gốc Ukraine (Tòa Thượng phụ Kiev) bởi Đức Thượng phụ Constantinople, “vấn đề nóng bỏng” nhất trong các mối quan hệ giữ các Giáo hội Chính Thống trong những tháng gần đây.
Minh Tuệ chuyển ngữ