Đức Thánh Cha Phanxicô: ‘Việc thuyết giảng phải dựa vào Chúa Thánh Thần và bài giảng nên không quá 10 phút’

Đức Thánh Cha Phanxicô chúc lành cho một em bé rong buổi tiếp kiến ​​chung hôm thứ Tư, ngày 4 tháng 12 năm 2024, tại Quảng trường Thánh Phêrô (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô chúc lành cho một em bé rong buổi tiếp kiến ​​chung hôm thứ Tư, ngày 4 tháng 12 năm 2024, tại Quảng trường Thánh Phêrô (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Trong buổi tiếp kiến ​​chung tại Quảng trường Thánh Phêrô hôm thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng mọi hoạt động truyền giáo đều phụ thuộc vào Chúa Thánh Thần chứ không phải vào “các sáng kiến ​​mục vụ do chúng ta thúc đẩy”.

Tiếp tục loạt bài chia sẻ Giáo lý về “Chúa Thánh Thần và Hiền thê”, Đức Thánh Cha đã nói về công cuộc truyền giáo và vai trò của việc rao giảng trong Giáo hội Công giáo.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cầu nguyện, Đức Thánh Cha cho biết tất cả các Kitô hữu phải cầu xin Thiên Chúa trong công việc truyền giáo vì nó “không phụ thuộc vào chúng ta mà vào việc Chúa Thánh Thần ngự đến”.

“Chúa Thánh Thần đến với những ai cầu nguyện vì Cha trên trời ‘ban Chúa Thánh Thần cho những ai cầu xin Người’ (x. Lc 11:13)”, Đức Thánh Cha ngỏ lời với những người hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô. “Đặc biệt nếu chúng ta cầu xin Người để loan báo Tin Mừng về Con của Người!”.

Nhắc đến gương mẫu của Chúa Giêsu khi bắt đầu sứ vụ công khai, Đức Thánh Cha nói rằng cần phải noi theo gương mẫu và lời cầu nguyện của Người: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Người đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó” (x. Lc 4:18).

“Rao giảng với sự xức dầu của Chúa Thánh Thần có nghĩa là truyền đạt, cùng với các ý tưởng và giáo lý, đời sống và xác tín đức tin của chúng ta”, Đức Thánh Cha tiếp tục.

Nhấn mạnh sự cần thiết phải ưu tiên cầu nguyện hơn là “những lời khôn ngoan có sức thuyết phục”, Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở các tín hữu hãy cảnh giác với mong muốn “rao giảng về chính mình” thay vì về Chúa Giêsu Kitô.

“Không rao giảng về chính mình cũng có nghĩa là không phải lúc nào cũng ưu tiên cho các sáng kiến ​​mục vụ do chúng ta thúc đẩy và gắn liền với tên tuổi của chúng ta”, ngài nói.

Lời kêu gọi với các nhà giảng thuyết

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng chia sẻ lời khuyên thực tế cho các nhà giảng thuyết là “đừng bao giờ thuyết giảng quá 10 phút” vì có nguy cơ khiến người nghe mất hứng thú với bài giảng.

“Các Cha giảng phải thuyết giảng một ý tưởng, một cảm xúc và một lời kêu gọi hành động. Sau 8 phút, bài thuyết giảng bắt đầu mờ dần, không ai hiểu được nữa”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong tiếng vỗ tay của một số người hành hương.

Lời chào sau cùng và lời cầu nguyện cho hòa bình

Trong lời chào sau cùng của mình tới những người hành hương quốc tế hôm thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban phép lành Mùa Vọng đặc biệt của mình. Ngài khuyến khích đám đông chuẩn bị thật tốt cho dịp Lễ trọng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội sắp tới sẽ được cử hành vào ngày 9 tháng 12 năm nay.

Đức Thánh Cha cũng gửi lời chào chân thành đến những người hành hương Trung Quốc và gia đình của họ hiện diện trong buổi tiếp kiến ​​chung. Hôm thứ Tư, tiếng Quan Thoại Trung Quốc được đưa vào bản dịch ngôn ngữ chính thức của lời chào và bài chia sẻ Giáo lý hàng tuần của Đức Thánh Cha.

Khi kêu gọi mọi người cầu nguyện đặc biệt cho người dân Ukraine, Palestine, Israel và “những người vô tội bị giết hại trong chiến tranh”, Đức Thánh Cha khẩn cầu: “Xin hãy tiếp tục cầu nguyện cho hòa bình và sự tự do”.

“Chiến tranh là sự thất bại của con người, sự thất bại của nhân loại. Chiến tranh không giải quyết được vấn đề. Chiến tranh là điều xấu xa”, ngài nói.

popefrancisgeneralaudience1120424 popefrancisgeneralaudience2120424 popefrancisgeneralaudience3120424 popefranciswheelchair120424

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết