Đức Thánh Cha Phanxicô: ‘Trong sự thinh lặng thờ phượng, chúng ta nhận được ân sủng của Thiên Chúa’

Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ giờ Kinh Truyền Tin hôm Chúa nhật, ngày 21 tháng 7, tại Quảng trường Thánh Phêrô (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ giờ Kinh Truyền Tin hôm Chúa nhật, ngày 21 tháng 7, tại Quảng trường Thánh Phêrô (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đừng để bị hao tổn bởi “sự lo toan làm việc” nhưng hãy dành thời gian nghỉ ngơi và cầu nguyện thầm lặng để nhận được ân sủng của Thiên Chúa, Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ hôm Chúa nhật.

Đức Thánh Cha nói với các tín hữu Công giáo, đặc biệt là những người làm công việc mục vụ, hãy cảnh giác với “sự độc tài của công việc” trong bài suy tư hàng tuần và giờ Kinh Truyền Tin vào ngày 21 tháng 7.

Kinh Truyền Tin là một lời cầu nguyện kính Đức Mẹ theo truyền thống được đọc vào ba giờ khác nhau trong ngày: lúc 6 giờ sáng, buổi trưa và 6 giờ chiều.

“Chỉ có thể có được cái nhìn cảm thông, biết đáp ứng nhu cầu của người khác, nếu tâm hồn chúng ta không bị tiêu hao bởi nỗi lo toan phải làm việc, nếu chúng ta biết dừng lại và biết cách đón nhận ân sủng của Thiên Chúa trong cuộc sống trong sự thinh lặng của việc tôn thờ”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói vào một ngày nóng và ẩm ướt vào đỉnh điểm của mùa hè ở Rôma.

Phát biểu trước đám đông tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng chúng ta thường “bị giam giữ bởi sự vội vã”. Ngài gọi đây là một lời cảnh báo quan trọng, đặc biệt đối với những người tham gia vào công việc mục vụ trong Giáo hội.

“Tôi có thể dừng lại trong những ngày sống của mình không? Tôi có khả năng dành một chút thời gian cho chính mình và với Chúa không, hay tôi luôn vội vàng hối hả làm mọi việc?”, Đức Thánh Cha nói từ cửa sổ của Điện Tông Tòa.

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết thêm rằng đôi khi các gia đình buộc phải sống với nhịp độ điên cuồng; ví dụ như khi người cha phải làm việc từ sáng đến tối để có thể kiếm cơm ăn áo mặc cho gia đình. Nhưng đây là một sự bất công xã hội, Đức Thánh Cha nói, và chúng ta nên giúp đỡ các gia đình trong hoàn cảnh này.

Bài phát biểu ngắn gọn của Đức Thánh Cha tập trung vào đoạn Tin Mừng trong ngày, cho thấy việc Chúa Giêsu có thể kết hợp cả sự nghỉ ngơi lẫn lòng trắc ẩn đối với người khác như thế nào.

Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu mời gọi các Tông đồ “hãy đi đến nơi hoang vắng và nghỉ ngơi một lát”, nhưng khi ra khỏi thuyền, các ông thấy đám đông đang đợi sẵn.

“Lòng Chúa Giêsu động lòng thương xót họ, vì họ như chiên không có người chăn dắt; và Ngài bắt đầu dạy họ nhiều điều”, Tin Mừng Mác-cô, Chương 6, nói.

“Những điều này có vẻ giống như hai điều không tương thích – nghỉ ngơi và cảm thông – nhưng chúng thực sự đi đôi với nhau”, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh.

Chúa Giêsu quan tâm đến sự mệt mỏi của các môn đệ, Đức Thánh Cha nói, bởi vì Ngài nhận thức được mối nguy hiểm có thể liên quan đến cuộc sống và hoạt động tông đồ của chúng ta khiến chúng ta trở thành nạn nhân của sự bận tâm quá mức đến “những việc phải làm và kết quả”.

“Chúng ta trở nên bị lay động và đánh mất những điều thiết yếu”, Đức Thánh Cha nhấn mạnh.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng giải thích rằng sự nghỉ ngơi do Chúa Giêsu đề xuất không phải là “một sự thoát khỏi thế gian, một sự rút lui để tìm kiếm hạnh phúc cá nhân đơn thuần”, mà là một sự nghỉ ngơi giúp chúng ta có lòng cảm thương hơn đối với người khác.

“Chỉ khi chúng ta học cách nghỉ ngơi, chúng ta mới có lòng thương cảm”, Đức Thánh Cha nói.

 Sau khi chủ sự giờ Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã nói về Thế vận hội Olympic mùa hè, sẽ bắt đầu ở Paris vào ngày 26 tháng 7, và Thế vận hội dành cho người khuyết tật sẽ diễn ra vào tháng 8.

Thể thao có “một sức mạnh xã hội to lớn, có khả năng đoàn kết một cách ôn hòa những người thuộc các nền văn hóa khác nhau”, Đức Thánh Cha nói.

“Tôi hy vọng rằng sự kiện này có thể trở thành một dấu chỉ của một thế giới hòa nhập mà chúng ta muốn xây dựng và các vận động viên, với chứng ngôn thể thao của mình, sẽ trở thành những sứ giả hòa bình và những hình mẫu cho giới trẻ”, Đức Thánh Cha cho biết thêm.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhắc lại truyền từ thống lâu đời của “Thỏa thuận đình chiến Olympic”, đồng thời lưu ý rằng sáng kiến ​​như vậy sẽ là cơ hội để “thể hiện mong muốn chân thành đối với hòa bình”.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết