Trong khi suy tư về việc những vị nào sẽ được bổ nhiệm kế tiếp vào Hội đồng Hồng y, ĐTC Phanxicô có thể sẽ tự hỏi về việc liệu Ngài có cần một Hội đồng nào không. Xét cho cùng, với Tông Hiến mới, nhiệm vụ kéo dài quan trọng nhất của C9 đã hoàn thành. ĐTC Phanxicô cũng có thể đặt câu hỏi về việc liệu một nhóm nhỏ bao gồm các vị Hồng y có thể thực sự đại diện cho 1,2 tỷ thành viên của Giáo Hội hay không. Và thậm chí nếu họ có thể làm như vậy, thì chín vị Hồng y mà Ngài đã lựa chọn có thực sự là những người hội đủ điều kiện nhất để giám sát việc cải cách một trong những cơ quan quan liêu lâu đời nhất thế giới không?
Đức Thánh Cha Phanxicô đã được bầu làm Giáo Hoàng cách đây năm năm với nhiệm vụ cải cách Giáo triều Rôma. Ngài có một mục tiêu rõ ràng: chuyển quyền lực và trách nhiệm ra khỏi Vatican và hướng tới các Hội đồng Giám mục địa phương. Khi Ngài đặt vấn đề này vào trong bài phát biểu của mình trước Cơ Mật viện với các vị Hồng y, Giáo Hội đã trở nên “tự quy chiếu” và cần phải một lần nữa hướng cái nhìn của mình ra bên ngoài.
Nhưng mặc dù ĐTC Phanxicô có một tầm nhìn mạnh mẽ về việc cải cách Giáo triều Rôma, Ngài dường như không chắc chắn về việc làm thế nào để nhận ra điều đó. Và chính xác là một tháng sau khi được bầu làm Giáo Hoàng, ĐTC Phanxicô đã thành lập một hội đồng gồm tám vị Hồng y đến từ châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Đại Dương và châu Mỹ để cố vấn cho Ngài. Một năm sau, số lượng của Hội đồng Hồng y đã tăng lên con số chín khi Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã giành được một vị trí trong hội đồng này.
Hội đồng Hồng y dường như có mục đích gấp đôi. Một mặt, để cố vấn cho ĐTC Phanxicô về việc quản trị Giáo hội hoàn vũ, dựa trên kinh nghiệm địa phương sâu sắc của các vị Hồng y. Mặt khác, để hình thành nên một kế hoạch chi tiết cho việc cải cách cơ cấu đối với Giáo triều Rôma.
Khi các vị Hồng y “C9” quy tụ tại Vatican vào tuần tới, sẽ có một bầu khí khá nặng nề. Cuộc họp này dự kiến sẽ là cuộc họp cuối cùng trước khi ĐTC Phanxicô có những thay đổi quan trọng đối với số thành viên của Hội đồng. Khi các vị Hồng y được bổ nhiệm vào năm 2013, họ dường như tươi tắn và háo hức đóng góp chuyên môn của họ. Nhưng vào năm 2018 họ trông có vẻ đầy bận tâm và mệt mỏi.
Đức Hồng Y George Pell, Tổng Trưởng Thánh Bộ Kinh tế, đã trở lại Úc vào tháng 6 năm 2017 để chống lại những cáo buộc lạm dụng tình dục trong quá khứ, trên thực tế, đã rút khỏi Hội đồng Hồng y. Một thành viên khác, Đức Hồng y Laurent Monsengwo Pasinya, đã nghỉ hưu với tư cách là Tổng Giám mục Kinshasa vào hồi tháng trước. Năm sau, ĐHY Pasinya sẽ bước sang tuổi 80 và không thể bỏ phiếu trong Cơ Mật viện tiếp theo. Đại diện Nam Mỹ, Đức Hồng y Francisco Javier Errázuriz Ossa, đang đối mặt với những cáo buộc bao che các vụ lạm dụng tình dục (mà ngài đều đã bác bỏ) tại Chile. Ngài dường như đã xin rút khỏi Hội đồng Hồng y trong một chuyến đi đến Rome vào tháng trước (mặc dù Vatican vẫn chưa xác nhận điều này). Trong khi đó, điều phối viên Hội đồng Hồng y, Đức Hồng y Óscar Rodríguez Maradiaga đến từ Honduras, đã phải đối mặt với những tuyên bố về việc quản lý yếu kém. ĐHY Maradiaga đã kiên quyết phủ nhận điều này và đã giành được sự ủng hộ của ĐTC Phanxicô.
Vì vậy, dường như có ít nhất ba vị trí trống trong “C9”: một vị trí của Châu Đại Dương, một vị trí của Nam Mỹ và một vị trí của châu Phi. Các ứng viên trước mắt của Châu Đại Dương bao gồm Đức Tổng Giám mục Mark Coleridge Địa phận Brisbane, Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher Địa phận Sydney và Đức Hồng Y John Dew Địa phận Wellington, mặc dù ĐTC Phanxicô có thể muốn hướng ra xa hơn Australia và New Zealand. Đối với Nam Mỹ, ứng viên sang giá nhất được cho là Đức Hồng y Pedro Barreto người Peru. Vị Tổng Giám Mục Dòng Tên 74 tuổi thuộc Địa phận Huancayo đã giúp cho việc tổ chức Thượng Hội đồng Giám mục về khu vực Amazon được mong đợi vào năm tới.
Không có sự thiếu hụt đối với các ứng viên đến từ châu Phi. Các nhân vật nổi trội ở đó bao gồm Đức Hồng y Charles Palmer-Buckle người Ghana, Đức Hồng y John Onaiyekan người Nigeria và Đức Hồng Y Dieudonné Nzapalainga của Cộng hòa Trung Phi.
Bất chấp những rắc rối xảy ra gần đây, Hội đồng Hồng y cuối cùng cũng đã đệ trình kế hoạch chi tiết đối với việc cải cách Giáo triều Rôma cho ĐTC Phanxicô. Đây có thể là một phần của một Tông Hiến mới, tạm gọi là ‘Praedicate Evangelium’ (“Rao giảng Tin Mừng”), đặt ra một cấu trúc và tầm nhìn mới cho Giáo triều Rôma. Nội dung chi tiết hiện chưa được công bố, nhưng có lẽ trong số đó có thể bao gồm viẹc giới hạn 5 năm đối với các linh mục hiện đang phục vụ tại Vatican, sau đó họ phải trở về Giáo phận của mình.
Trong khi phản ánh về những vị nào sẽ được bổ nhiệm kế tiếp vào Hội đồng Hồng y, ĐTC Phanxicô có thể sẽ tự hỏi về việc liệu Ngài có cần một Hội đồng nào không. Xét cho cùng, với Tông Hiến mới, nhiệm vụ kéo dài quan trọng nhất của C9 đã hoàn thành. ĐTC Phanxicô cũng có thể đặt câu hỏi về việc liệu một nhóm nhỏ bao gồm các vị Hồng y có thể thực sự đại diện cho 1,2 tỷ thành viên của Giáo Hội hay không. Và thậm chí nếu họ có thể làm như vậy, thì chín vị Hồng y mà Ngài đã lựa chọn có thực sự là những người hội đủ điều kiện nhất để giám sát việc cải cách một trong những cơ quan quan liêu lâu đời nhất thế giới không?
Dù có nghi ngờ gì, ĐTC Phanxicô dường như đã vượt qua tất cả và quyết định tiếp tục gia hạn Hội đồng Hồng y thêm năm năm nữa. Nếu như ĐTC Phanxicô làm như vậy, Hội đồng Hồng y có thể trở thành một điểm đặc trưng thường trực của Giáo Hội. Với phạm vi toàn cầu rộng lớn của Giáo hội Công giáo, Hội đồng Hồng y, trên sự cân bằng, chính là một sự đổi mới được hoan nghênh. Nhưng nó sẽ cần các thành viên mới tràn đầy năng lượng và ý thức rõ ràng về phương hướng nếu như Hội đồng này phục vụ Đức Giáo Hoàng một cách hiệu quả trong những năm tới.
Minh Tuệ chuyển ngữ