Đức Thánh Cha Phanxicô làm mới cơ quan phò sinh hàng đầu của Vatican

Hôm thứ ba vừa qua, với việc bổ nhiệm mới các thành viên của Học viện Giáo hoàng về Sự sống, “pháo đài” hàng đầu của Vatican cho những tiếng nói phò sinh mạnh mẽ nhất trong trong Giáo hội, Đức Giáo hoàng như muốn gửi một tín hiệu, rằng mặc dù hoàn toàn không có ý ngăn cản các cuộc tranh luận về sự sống, ngài vẫn muốn có một cơ quan với những thành viên ít nghiêng về những cuộc tranh luận và phản đối hơn.

 

su song 2

Đức Giáo hoàng, hôm thứ Ba vừa qua, đã bổ nhiệm 45 thành viên mới vào Học viện Giáo hoàng về Sự sống, được coi như là cơ quan đứng đầu của Vatican cho những tiếng nói phò sinh mạnh mẽ và sống động nhất trong Giáo hội, cho thấy rằng mặc dù không có ý can thiệp vào các cuộc thảo luận, nhưng ngài vẫn muốn một cơ quan ít nghiêng về việc phản đối các nhà lãnh đạo của Học viện này.

Các thành viên mới được Đức Giáo hoàng chỉ định là một nhóm các giáo sĩ và giáo dân, và cũng có một số người không Công giáo, bao gồm các Kitô hữu, những người theo các tôn giáo khác và cả những người không tin.

Tất cả các thành viên trước đây của Học viện đã bị bãi nhiệm vào tháng 11 theo điều lệ mới được triển khai dưới thời Đức Tổng Giám mục Vincenzo Paglia, vị chủ tịch hiện tại của Học Viện, để Đức Giáo hoàng có thể dễ dàng hoàn toàn thay đổi các thành viên của cơ quan này.

Các học viện giáo hoàng thường là các cơ quan hoạt động về cơ bản giống như các think tanks không có nhiều thẩm quyền ra quyết định. Tuy nhiên, vì cường độ của các cuộc tranh luận về phò sinh ở nhiều nơi trên thế giới và vì vai trò thường rất quan trọng của Giáo hội trong các cuộc tranh luận đó, những thăng trầm của Học viện Giáo hoàng về Sự sống luôn được các nhà quan sát Vatican chú ý một cách kỹ lưỡng.

Trong những năm gần đây, các thành viên của Học viện này đã tỏ ra luôn sẵn sàng lên tiếng mạnh mẽ khi họ tin rằng chứng từ sống động của Giáo hội trong lãnh vực bảo vệ sự sống đang bị tổn hại.

Năm 2009, gần một nửa số thành viên của Học viện đã kháng nghị chống lại vị chủ tịch của cơ quan này vào thời đó là Đức Tổng Giám mục người Ý Salvatore “Rino” Fisichella, sau khi Đức Cha Fisichella công bố một bài báo chỉ trích một Đức Giám mục Brazil, người đã nói rằng các bác sĩ chịu trách nhiệm về việc phá thai một cô gái 9 tuổi bị cha dượng hãm hiếp, đáng bị rút phép thông công.

Hai mươi bảy trong số 46 thành viên của Học viện vào thời điểm đó đã ký một bức thư yêu cầu Đức Cha Fisichella sửa lại những điều được viết trong bài báo mà họ coi là đang tạo ra một ấn tượng “nhầm lẫn” về lập trường của Giáo hội liên quan đến sự phá thai.

Năm 2012, một số thành viên của Học viện đã phản đối một hội nghị về vô sinh, trong đó một số diễn giả đã tranh luận về việc thụ tinh trong ống nghiệm, mà Giáo hội đã chính thức phản đối.

Gần đây hơn, một số thành viên của Học viện đã phản đối quyết định của Đức Cha Paglia loại bỏ khỏi quy chế của cơ quan này yêu cầu các thành viên mới phải ký tuyên bố cam kết bảo vệ sự sống phù hợp với giáo huấn của Giáo hội.

Đáng chú ý là trong các bổ nhiệm được công bố hôm thứ Ba, không có tên một số nhà lãnh đạo những cuộc phản đối đó, như Christine de Marcellus Vollmer, một người Venezuela sống ở Hoa Kỳ, chủ tịch của Alliance for Family và của Liên minh Mỹ Latin về gia đình; Đức Ông Michel Schooyans, một giáo sư về hưu người Bỉ của Đại học Công giáo Louvain; và Luke Gormally, cựu giáo sư nghiên cứu tại Trường Luật Ave Maria.

Điều này có thể cho thấy Đức Giáo hoàng muốn gửi một thông điệp rằng các thành viên của Học viện sẽ không tham gia vào các cuộc phản kháng công cộng chống lại những lãnh đạo của Học viện, và nói chung, ngài muốn một cung giọng ít tính chiến đấu hơn từ nhóm này.

Mặt khác, trong số những người được bổ nhiệm vào hôm thứ ba, một số vị đã từng được coi là những nhà vô địch bảo vệ sự sống, bao gồm cả Carl Anderson, Hiệp sĩ tối cao của Hiệp sĩ Columbus; Đức Hồng y Willem Eijk, Tổng Giám mục của Utrecht ở Hà Lan; Đức Tổng Giám mục Anthony Fisher của Sydney ở Úc; và John Haas, Chủ tịch Trung tâm Đạo đức Sinh học Quốc gia Hoa Kỳ.

Hôm thứ Ba, Anderson cho biết: “Tôi mong muốn được làm việc với Đức Giáo hoàng Phanxicô và Học viện Giáo hoàng về Sự sống trong việc hỗ trợ một hệ sinh thái đích thực của con người và xây dựng một nền văn hoá sự sống dựa trên sự hiểu biết đúng đắn về quyền được sống và về phẩm giá của mỗi người.”

Đức Phanxicô cũng đã bổ nhiệm làm “thành viên suốt đời” năm vị cựu lãnh đạo của Học viện, trong đó có Đức Hồng y về hưu Carlo Caffarra của Bologna – Ý, được biết đến như là một trong những tiếng nói phò sinh mạnh mẽ nhất ở cấp cao của hệ thống phẩm trật Công giáo hiện nay.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Edward Pentin của National Catholic Register, Vollmer phàn nàn rằng dưới sự lãnh đạo của Đức Cha Paglia, tầm nhìn của Thánh Gioan Phaolô II cho Học viện, chống lại sự tôn trọng “trung tính” đối với sự sống trong thế giới đương đại, đang tiến tới chỗ “bị quên lãng”.

Tuy nhiên, Đức Cha Paglia nói trong một tuyên bố hôm thứ Ba rằng việc bổ nhiệm vừa được thực hiện cung cấp cho Giáo hội và thế giới là một “tầm nhìn sâu sắc và khôn ngoan trong việc phục vụ sự sống con người, đặc biệt là sự sống của những người yếu nhất và không có khả năng tự vệ”.

Ngọc Huỳnh (theo Crux)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết