Đức Thánh Cha Phanxicô: Khát vọng và hy vọng Kitô giáo có thể vượt qua ‘bệnh dịch nguy hiểm’ của thuyết hư vô

Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ Bộ Văn hóa và Giáo dục tại Vatican vào ngày 21 tháng 11 năm 2024 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ Bộ Văn hóa và Giáo dục tại Vatican vào ngày 21 tháng 11 năm 2024 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Trong bài phát biểu trước những người tham dự phiên họp toàn thể đầu tiên của Bộ Văn hóa và Giáo dục vào ngày 21 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết khát vọng, lòng dũng cảm và hy vọng Kitô giáo là những phương thuốc cần thiết để vượt qua “cái bóng của chủ nghĩa hư vô” đang phổ biến trong xã hội.

Mô tả chủ nghĩa hư vô rằng đó “có lẽ là tai họa nguy hiểm nhất của nền văn hóa ngày nay” vì nó cố gắng “xóa bỏ niềm hy vọng” trên thế giới, Đức Thánh Cha nói với các thành viên của Thánh Bộ rằng tổ chức của họ nên hướng tới mục tiêu truyền cảm hứng cho nhân loại.

“Các trường học, các trường đại học, trung tâm văn hóa phải dạy chúng ta biết mong muốn, biết khát khao, biết ước mơ, bởi vì, như Thư thứ hai của Thánh Phêrô nhắc nhở chúng ta, chúng ta ‘chờ đợi trời mới đất mới, nơi công lý ngự trị’”, Đức Thánh Cha nói.

“Hãy hiểu sứ mạng của anh chị em trong lĩnh vực giáo dục và văn hóa như một lời kêu gọi mở rộng tầm nhìn, tràn đầy sức sống bên trong, tạo không gian cho những khả năng vô hình, ban tặng những cách thức tặng trao những món quà vốn chỉ trở nên rộng lớn hơn khi được sẻ chia”, Đức Thánh Cha tiếp tục.

Nhắc nhở cá thính giả về di sản văn hóa và giáo dục rộng lớn của Giáo hội Công giáo, Đức Thánh Cha cho biết “không có lý do gì để phải sợ hãi”.

“Nói tóm lại, chúng ta là những người thừa kế niềm đam mê giáo dục và văn hóa của rất nhiều vị thánh”, Đức Thánh Cha nói sau khi trích dẫn tấm gương của các Thánh Augustinô, Tôma Aquinô, Edith Stein và nhà khoa học Công giáo Blaise Pascal.

“Được bao quanh bởi rất nhiều chứng nhân, chúng ta hãy gạt bỏ mọi gánh nặng của sự bi quan; bi quan không phải là tinh thần Kitô giáo”, Đức Thánh Cha cho biết thêm.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng dựa trên các tác phẩm văn hóa của những vĩ nhân âm nhạc và văn học, bao gồm Mozart và nhà thơ người Mỹ Emily Dickinson, và đồng thời nhấn mạnh rằng họ cũng có thể là nguồn cảm hứng cho các dự án văn hóa và giáo dục khác nhau của Thánh Bộ.

Đức Thánh Cha Phanxicô phát biểu tại Hội nghị toàn thể của Bộ Văn hóa và Giáo dục (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô phát biểu tại Hội nghị toàn thể của Bộ Văn hóa và Giáo dục (Ảnh: Truyền thông Vatican)

‘Chúng ta hãy nghĩ về tương lai của nhân loại’

Xác định đói nghèo, bất bình đẳng và loại trừ là “những bệnh lý của thế giới hiện tại”, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Giáo hội có “mệnh lệnh đạo đức” là phải đảm bảo mọi người — đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên — được tiếp cận với nền giáo dục toàn diện.

“Khoảng 250 triệu trẻ em và thanh thiếu niên không được đến trường”, Đức Thánh Cha tuyên bố. “Anh chị em thân mến, đó là tội diệt chủng văn hóa khi chúng ta đánh cắp tương lai của trẻ em, khi chúng ta không cung cấp cho chúng những điều kiện để trở thành những gì chúng có thể trở thành”.

Chia sẻ với các thành viên của Thánh Bộ về trải nghiệm của Antoine de Saint-Exupéry với những khó khăn của các gia đình tị nạn, Đức Thánh Cha cho biết nhà văn người Pháp cảm thấy bị tổn thương sau khi nhìn thấy những đứa trẻ.

“Tôi rất đau khổ khi thấy rằng nơi mỗi người đàn ông này đều có một Mozart nhỏ bé bị giết hại”, de Saint-Exupéry viết trong tác phẩm tự truyện “Land of Men” (Vùng đất của con người) của mình.

Kết thúc buổi tiếp kiến ​​riêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc đến chủ đề của hội nghị toàn thể của Thánh Bộ, “Chúng ta hãy sang bờ bên kia” (x. Mc 4:35), và đồng khuyến khích các tham dự viên hãy can đảm và thực hiện công việc của mình với tinh thần hy vọng.

“Tôi nhắc lại: Chúng ta không được để cảm giác sợ hãi chiến thắng. Hãy nhớ rằng những đoạn văn về văn hóa phức tạp thường chứng tỏ là những đoạn văn có hiệu quả và sáng tạo nhất cho sự phát triển tư duy của con người”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

“Việc chiêm ngưỡng Chúa Kitô hằng sống giúp chúng ta có can đảm tiến vào tương lai”, Đức Thánh Cha cho biết thêm.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết