Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành Ngày Thế Giới Người Nghèo lần thứ VIII: “Hãy nhìn vào mắt mọi người, chạm vào tay họ khi bố thí”

Papa_poveri

Vào Chúa nhật, ngày 17 tháng 11, Ngày Thế Giới Người Nghèo lần thứ VIII, Đức Bergoglio đã dành bài giảng của mình từ Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô để nói về những người yếu đuối và bị loại trừ. Trong cuộc gặp gỡ với họ, có nguy cơ của việc “không nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa”. Đức tin không được là “lòng mộ đạo vô hại”. Nhắc lại lời của Đức Hồng y Martini: ‘Giáo hội là như vậy trong phạm vi phục vụ người nghèo’. Hôm Chúa nhật, bữa trưa của Đức Thánh Cha đã được tổ chức tại Aula Nervi cùng với 1.300 người nghèo với Hội Chữ thập đỏ Ý.

“Tôi đang xem một bức ảnh do một nhiếp ảnh gia người Rôma chụp: họ đang bước ra khỏi một nhà hàng, một cặp vợ chồng trưởng thành, gần như đã cao niên, vào mùa đông; người phụ nữ mặc áo lông thú và người chồng cũng vậy. Ở cửa ra vào, có một người phụ nữ nghèo, nằm trên sàn, ăn xin và cả hai đều nhìn theo hướng khác… Chuyện này xảy ra hàng ngày”.

Hôm Chúa nhật, ngày 17 tháng 11, Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ VIII, trong bài giảng được đọc tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô trong Thánh lễ vào lúc 10 giờ sáng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về cuộc chiến đấu giữa “nỗi thống khổ và hy vọng” diễn ra trong trái tim của mỗi người. Trên thực tế, giống như Bài Tin Mừng Chúa nhật (Mc 13:24-32) kể về “mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sáng”, thời đại của chúng ta cũng được đánh dấu bởi “sự kịch tính”: “Nạn đói kém đang đè nén rất nhiều anh chị em không có gì để ăn, chúng ta thấy những nỗi kinh hoàng của chiến tranh, chúng ta thấy những cái chết vô tội”. Vì vậy, giống như trường hợp của cặp vợ chồng người Rôma trong bức ảnh, có nguy cơ “chìm vào sự chán nản và không nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa” khi đối mặt với quá nhiều sự đau khổ. Nhưng Chúa Giêsu “mở ra chân trời, mở rộng tầm nhìn của chúng ta”, thắp sáng hy vọng, ngay cả trong một “bức tranh khải huyền”.

Bữa trưa với 1.300 người nghèo tại Hội trường Phaolô VI ở Vatican là biểu tượng của ngày này – với chủ đề “Kẻ nghèo vừa mở miệng cầu khẩn là Chúa lắng tai nghe” (Hc 21,5) – mà Đức Thánh Cha đã trải nghiệm sau khi đọc kinh Truyền Tin cùng với Hội Chữ thập đỏ Ý. “Người nghèo không thể chờ đợi”, Đức Thánh Cha nói với các tín hữu tụ họp tại Quảng trường Thánh Phêrô sáng hôm Chúa nhật. Bữa ăn được điều phối bởi Bộ Phục vụ Bác ái, trong khi Bộ Truyền giáo sẽ đáp ứng nhu cầu của những người nghèo nhất bằng nhiều sáng kiến từ thiện khác nhau. “Tôi cảm ơn những người trong các Giáo phận và Giáo xứ đã thúc đẩy các sáng kiến liên đới với những người nghèo khổ nhất”, Đức Thánh Cha Phanxicô phát biểu từ cửa sổ Điện Tông Tòa sau khi đọc Kinh Truyền Tin. “Tôi đặt ra một câu hỏi, mọi người đều có thể tự hỏi mình câu hỏi này: tôi có từ bỏ một thứ gì đó để cho người nghèo không? Và khi bố thí, tôi có chạm vào tay người nghèo và nhìn vào mắt họ không?”.

“Trong khi một bộ phận thế giới bị buộc phải sống trong những khu ổ chuột của lịch sử, trong khi sự bất bình đẳng gia tăng và nền kinh tế cản trở những người yếu thế nhất, trong khi xã hội cống hiến hết mình cho sự sùng bái tiền bạc và chủ nghĩa tiêu dùng, thì những người nghèo, những người bị loại trừ không thể làm gì khác ngoài việc tiếp tục chờ đợi”, Đức Thánh Cha nói trong bài giảng của mình. Trong bối cảnh bị hủy hoại bởi sự thờ ơ và ích kỷ, đức tin Kitô giáo có nguy cơ tách rời khỏi lòng bác ái và trở thành một “lòng mộ đạo vô hại”. Chính lời của Đức Hồng y Martini, mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại vào cuối bài phát biểu của ngài tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô, cho thấy sự cần thiết phải chữa lành sự chia rẽ này. “Ngài nói rằng chúng ta phải cẩn thận khi nghĩ rằng trước tiên là Giáo hội, vốn đã vững chắc trong chính nó, và sau đó là những người nghèo mà chúng ta chọn để chăm sóc. Trên thực tế, chúng ta trở thành Giáo hội của Chúa Giêsu trong phạm vi chúng ta phục vụ người nghèo’, vị Giám mục Rôma nói.

Một sự cấp bách, khởi đi từ hy vọng, phải được mỗi người Kitô hữu đón nhận, bởi vì “nơi dường như chỉ có sự bất công, đau khổ và nghèo đói, chính vào thời điểm bi thảm đó, Thiên Chúa đã đến gần để giải thoát chúng ta khỏi cảnh nô lệ và làm cho cuộc sống được trở nên tươi sáng. Trên thực tế, Vương quốc của Thiên Chúa được thực hiện nếu người ta đưa ra một “đức tin cần cù trong đức ái”. Vì điều này, cần có “những Kitô hữu không ngoảnh mặt làm ngơ”. Đức tin không phải là “một đời sống tâm linh trốn tránh thế gian nhưng – ngược lại – là một đức tin mở mắt ra trước sự đau khổ của thế giới và sự bất hạnh của người nghèo để thực hành lòng trắc ẩn như Chúa Kitô”. Một hành động quan tâm chăm sóc không chỉ hướng đến những vấn đề toàn cầu lớn, mà còn “hướng đến những điều nhỏ bé mà tất cả chúng ta có thể làm hằng ngày với lối sống của mình, với sự quan tâm và chăm sóc đối với môi trường mà chúng ta đang sống, với sự kiên trì tìm kiếm công lý, với việc chia sẻ của cải của mình với những người nghèo hơn”.

“Tôi nói điều này với Giáo hội, tôi nói với các chính phủ, tôi nói với các tổ chức quốc tế, tôi nói với từng người và mọi người: xin đừng quên người nghèo”, ngài nói thêm.

Vào cuối bài phát biểu sau Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã mời gọi cầu nguyện cho hòa bình “ở Ukraine đang bị giày vò, ở Palestine, Israel, Lebanon, Myanmar, Sudan”. Một sự bận tâm mà Đức Thánh Cha không bao giờ từ bỏ. “Chiến tranh khiến con người trở nên vô nhân đạo và khiến họ dung túng cho những tội ác không thể chấp nhận được. Mong rằng các nhà cầm quyền lắng nghe tiếng kêu của những người dân đang cầu xin hòa bình”, là lời kêu gọi gửi đến những người được kêu gọi lãnh đạo các quốc gia đang phải chịu đựng bạo lực của xung đột.

cq5dam.thumbnail.cropped.750.422 (1)

cq5dam.thumbnail.cropped.750.422

cq5dam.thumbnail.cropped.750.422 (2)

VATICAN-POPE-MASS-POVERTY-Antoine-Mekary-ALETEIA-AM_1175

VATICAN-POPE-MASS-POVERTY-Antoine-Mekary-ALETEIA-AM_1564

VATICAN-POPE-WORLD-POOR-DAY-Antoine-Mekary-ALETEIA-AM_2501

Minh Tuệ (theo Asia News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết