Đức Thánh Cha Phanxicô công bố Sứ điệp Ngày Thế giới Hòa bình, kêu gọi chấm dứt án tử hình

Đức Thánh Cha Phanxicô phát biểu với những người hành hương tập trung tại Đại thính đường Phaolô VI trong buổi tiếp kiến ​​chung của ngài hôm thứ Tư, ngày 11 tháng 12 năm 2024, tại Vatican (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô phát biểu với những người hành hương tập trung tại Đại thính đường Phaolô VI trong buổi tiếp kiến ​​chung của ngài hôm thứ Tư, ngày 11 tháng 12 năm 2024, tại Vatican (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Hôm thứ năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố Sứ điệp của mình cho Ngày Thế giới Hòa bình lần thứ 58, được cử hành hàng năm vào ngày 1 tháng 1, với ba đề xuất cụ thể để mọi người bắt đầu một “Hành trình hy vọng” sâu sắc trong Năm Thánh 2025.

Theo Đức Thánh Cha, con đường hướng tới “một nền hòa bình đích thực và lâu dài” trên thế giới bắt nguồn từ những lời cầu nguyện trong Kinh Lạy Cha và đòi hỏi một mong muốn thay đổi ở cấp độ cá nhân, văn hóa và cơ cấu “để đối mặt với tình trạng bất công và bất bình đẳng hiện nay”.

Lặp lại lời kêu gọi hòa bình của các vị tiền nhiệm của nhiệm của mình là Thánh Gioan Phaolô II, Đức nguyên Giáo hoàng Benedict XVI và Thánh Phaolô VI, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi phát triển một khuôn khổ tài chính mới dựa trên tinh thần liên đới; xóa bỏ án tử hình ở mọi quốc gia; và sử dụng một tỷ lệ cố định trong số tiền “dành riêng cho vũ khí” để thành lập một quỹ toàn cầu nhằm xóa đói giảm nghèo một cách bền vững và thúc đẩy giáo dục ở các nước nghèo.

“Nếu chúng ta ghi nhớ những thay đổi hết sức cần thiết này, Năm Thánh Ân Sủng có thể giúp mỗi người chúng ta bước vào một hành trình mới của hy vọng, nảy sinh từ kinh nghiệm về lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa”, Đức Thánh Cha viết trong Sứ điệp Hòa bình vào ngày 12 tháng 12.

cq5dam.thumbnail.cropped.750.422

Tổng Trưởng Bộ Phát triển Con người Toàn diện, Đức Hồng y Michael Czerny, SJ, đã phát biểu với các nhà báo hôm thứ Năm rằng cần phải “liên tục đổi mới trí óc và trái tim” để mang lại những thay đổi trong tương lai nhằm cải thiện cuộc sống của những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới.

“Đức Thánh Cha nói về các nước nghèo. Trong thời đại của chúng ta, ngài nói rằng điều này phải bao gồm sự hoán cải của trái tim”, Đức Hồng y Czerny chia sẻ. “Sự hoán cải là một con đường được vạch ra bởi tình yêu dành cho Chúa Kitô, điều truyền cảm hứng, biến đổi, định hướng và tiếp thêm sinh lực cho chúng ta”.

“’Đức mến thì nhẫn nhục’, Thánh Phaolô nói (1 Cr 13:14) vì nó đưa chúng ta từ những nhu cầu và tiêu dùng tức thời và một logic của sự lãng phí và tư lợi đến việc tìm kiếm sự hiệp thông đích thực, sự phục vụ, công ích, sự trao hiến chính mình, ‘sự phát triển toàn diện của con người’”, Đức Hồng y Czerny tiếp tục.

Trong buổi họp báo, kỹ sư người Ý Vito Alfieri Fontana đã chia sẻ với các nhà báo về công việc nhân đạo của ông trong việc loại bỏ bom mìn sau trải nghiệm cá nhân vào đầu những năm 1990.

“Khi tôi là một nhà sản xuất vũ khí, tôi nghĩ rằng chiến tranh là một phần của tâm hồn con người”, ông nói. “Những người làm việc trong ngành công nghiệp vũ khí luôn nỗ lực hết mình để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đảm bảo giải pháp nhanh chóng và hiệu quả khi phải đối mặt với chiến tranh”.

“Những căng thẳng [chính trị] đã giữ cho các hoạt động của chúng tôi ổn định”, ông Fontana nói. “Sau đó, bằng cách nào đó, một cơ chế bị mắc kẹt. Những câu hỏi từ con cái của bạn hỏi bạn làm nghề gì và tại sao bạn làm nghề đó; áp lực từ dư luận về vấn đề bom mìn… khiến tôi phải suy nghĩ về cuộc sống của mình, nếu không thì phải thay đổi nó”.

Phát biểu về lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô và Thánh Gioan Phaolô II nhằm lật đổ “các cơ cấu tội lỗi”, Giám đốc điều hành của Mạng lưới huy động Công giáo, bà Krisanne Vaillancourt Murphy, cho biết chủ đề của năm nay là “Xin tha nợ cho chúng con, xin ban bình an của Ngài cho chúng con”, khẳng định công việc của tổ chức Hoa Kỳ này nhằm chấm dứt án tử hình, thúc đẩy lòng thương xót và đạt được “công lý phục hồi” (restorative justice).

“Những người bạn của tôi là Vicki và Syl Schieber đã mất con gái của họ, Shannon, vào năm 1998”, bà Murphy nói với các nhà báo hôm thứ năm. “Nỗi đau khổ của họ là không thể tưởng tượng nổi nhưng họ đã chọn cách phản ứng theo cách phục hồi. Họ đã đấu tranh để cứu mạng sống của người đàn ông đã tước đi mạng sống của con gái của họ khỏi án tử hình”.

“Với tinh thần hòa giải, gia đình Schieber đã có những bước đi dũng cảm để đảm bảo nỗi đau của họ không dẫn đến thêm nhiều sự đau khổ hơn hoặc nuôi dưỡng một cấu trúc xã hội tội lỗi”, bà Murphy chia sẻ. “Sự tha thứ là một hành trình dài. Tôi dám nói là văn hóa phản kháng (countercultural)”.

“Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta rằng con đường hướng tới hòa bình cần có hy vọng soi sáng con đường của chúng ta”, bà Murphy nói thêm.

Trùng với dịp Lễ trọng kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, Ngày Thế giới Hòa bình được Đức Giáo hoàng Phaolô VI thiết lập vào năm 1968 và kể từ đó đã được cử hành “như một niềm hy vọng và lời hứa” hàng năm “để mang lại cho lịch sử thế giới một sự phát triển hạnh phúc hơn, có trật tự hơn và văn minh hơn”.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết