Đức Thánh Cha Phanxicô có vai trò như thế nào trong việc hòa giải Triều Tiên?

  • Tin tức
  • Chúa Nhật, 04-06-2017 | 15:39:46

Trong khi CHDCND Triều Tiên  tăng cường các cuộc khiêu khích, thì Tổng thống Moon đã cử một đặc phái viên đến Tòa Thánh để xin Đức Giáo Hoàng Phanxicô hỗ trợ cho quá trình hòa giải trên bán đảo Triều Tiên.

image

Đức Cha Hyginus Kim Hee-jong (bên trái)

Trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 9 tháng Năm, người dân Hàn Quốc đã trao quyền lực tổng thống cho ông Moon Jae-in, người có chương trình nghị sự chủ trương đối thoại và hòa giải với Bình Nhưỡng, phá vỡ đường lối của người tiền nhiệm là bà Park Geun-hye, người bị lật đổ vào tháng 12/2016 sau một vụ tham nhũng gây kinh hoàng mà phiên tòa xét xử đã bắt đầu vào ngày 23 tháng 5 tại Seoul. Trong khi CHDCND Triều Tiên tăng cường các cuộc khiêu khích, thì Tổng thống Moon đã cử một đặc phái viên đến Tòa Thánh để xin Đức Giáo Hoàng Phanxicô hỗ trợ cho quá trình hòa giải trên bán đảo Triều Tiên.

Đức Cha Hyginus Kim Hee-jong, 70 tuổi, Tổng Giám Mục Gwangju, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hàn Quốc, đã có cuộc gặp với Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, vào ngày 23 tháng năm, và với Đức Thánh Cha vào ngày 26 tháng 5, sau Thánh lễ sáng được cử hành tại nhà Thánh Mátta ở Vatican.

Được hãng CNA hỏi, Đức Cha Kim đã tuyên bố rằng ngài đã “được Tổng thống [Moon] phái đến để tìm kiếm sự ủng hộ của Đức Thánh Cha trong quá trình hòa giải giữa hai miền Triều Tiên”. “Tôi hy vọng rằng Vatican sẽ làm trung gian,” ngài nói thêm và nhắc lại vai trò của Tòa Thánh trong khuôn khổ việc Cuba và Hoa Kỳ đã sát lại gần nhau.

Tổng thống Moon đã tiếp xúc với Đức Thánh Cha Phanxicô để xin “hỗ trợ hòa giải”

Đối với Đức Cha Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Công giáo Hàn Quốc, “đối thoại là lựa chọn duy nhất. Bình Nhưỡng đang cố gắng phô trương sức mạnh quân sự của mình, nhưng chúng ta phải tiếp tục cuộc đối thoại. Nếu Bắc Triều Tiên mở cửa cho cuộc đối thoại, những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sẽ suy giảm.

“Đức Cha Kim là một thành viên trong đoàn công tác gồm năm Giám Mục Công Giáo Nam Hàn đã đến thăm Bắc Triều Tiên vào tháng 12 năm 2015, dưới danh nghĩa “Ủy ban đặc biệt của các Giám Mục về việc hòa giải Triều Tiên”. Đó không phải là lần đầu tiên các Giám Mục đến Bắc Triều Tiên, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hàn Quốc, Cha Lee Lee Young-seok, đã giải thích rằng động thái này có tầm quan trọng đặc biệt đối với các Giám Mục vì các ngài được đích thân ông Kang Ji-young, Chủ tịch Hiệp Hội Công Giáo Triều Tiên [cơ quan chính thức của chế độ Bắc Triều Tiên] mời. Cho đến gần đây, các mối quan hệ duy nhất chúng tôi đã có được với Bắc Triều Tiên là qua các chương trình nhân đạo.

“Đầu tuần trước đã xảy ra một cuộc tranh luận mạnh mẽ, khi mà, theo một bài báo được đăng tải trên JoongAng Ilbo, một trong những tờ báo hàng đầu của Hàn Quốc, số ra ngày 23 tháng 5, Đức Cha Kim đã tuyên bố cho biết ngài “[sẽ] trình lên Đức Giáo Hoàng Phanxicô một lá thư của Tổng Thống Moon, trong đó Tổng Thống xin Đức Thánh Cha giúp tổ chức một hội nghị thượng đỉnh song phương” giữa các nguyên thủ của hai miền Triều Tiên.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô có được Tổng Thống Moon thỉnh cầu giúp tổ chức hội nghị thượng đỉnh song phương?

Một hội nghị thượng đỉnh như vậy sẽ là một sự kiện lịch sử và làm chứng một cách sáng lạn về chính sách được gọi là “ánh nắng mặt trời” ( “Sunshine Policy”) được đưa ra trong những năm 2000 nhằm phát triển những sự trao đổi liên Triều.

Trong những năm 2000 và 2007, các vị tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung và Roh Moo-hyun đã gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Il. Kể từ sau khi vị này từ trần ở tuổi 69, cuộc gặp mặt như trên đã không được tổ chức với Kim Jong-Un, con trai ông,  người nắm quyền từ năm 2011, cũng là vì các nhà chức trách của hai vị tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak (2008-2013) và Park Geun-hye (2013-2017) đã phản đối.

Ngày nay, mặc dù ông Moon đã đắc cử Tổng thống, nhưng có một sự kiện có vẻ phức tạp gây khó khăn cho việc tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh như vậy, khi sự căng thẳng đặc biệt lên cao trên bán đảo Triều Tiên: Bắc Triều Tiên tăng tên lửa đạn đạo và tuyên bố có khả năng thực hiện một vụ thử hạt nhân thứ sáu. Vì vậy, vào ngày 30 tháng 5, Tổng Thống Moon, trong một cuộc điện đàm với Thủ Tướng Nhật Bản, đã cho biết đây không phải là thời gian “để đối thoại với CHDCND Triều Tiên, nhưng phải tăng cường các biện pháp trừng phạt và gây áp lực”.

Một vài giờ sau khi bài báo trêng JoongAng Ilbo được đăng tải, Park Soo-hyun, người phát ngôn của Nhà Xanh, dinh tổng thống ở Seoul, tuyên bố rằng Tổng thống Moon đã xin Đức Cha Kim trình lên Đức Giáo Hoàng Phanxicô một lá thư viết tay. Trong thư đó, Tổng Thống nước Cộng hòa Hàn Quốc cảm ơn Đức Thánh Cha vì  ngài đã thực hiện một chuyến tông du tại Hàn Quốc vào tháng 8 năm 2014, ghi khắc một dấu hiệu của hòa bình và hòa giải, và xin ngài “cầu nguyện cho hòa bình và hòa giải giữa hai miền Triều Tiên”. Tuy nhiên, Nhà Xanh nói rằng “trong bức thư này, Tổng Thống không xin Đức Giáo Hoàng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh song phương.” Một sự khẩn cầu như vậy tất nhiên sẽ không được xây dựng bằng miệng, phát ngôn viên tổng thống nói rõ.

Tổng Thống Moon tăng cường các sáng kiến theo các Kitô hữu

Trong suốt chiến dịch tranh cử, ứng cử viên Moon luôn lặp đi lặp lại rằng ông sẽ sử dụng tất cả các phương tiện sẵn có của mình để mang lại hòa bình cho bán đảo Triều Tiên.

Vào ngày 30 tháng Năm, Tổng thống Moon đã gặp phái đoàn của Hội Đồng Chung Của Các Giáo Hội (WCC – Hội đồng thế giới của các Giáo Hội), để thảo luận về vai trò của các Giáo Hội  trong việc thành lập một “chế độ hòa bình” trên bán đảo. Được thành lập vào năm 1948, Hội Đồng quy tụ 348 Giáo Hội bao gồm Tin Lành, Chính Thống, Anh giáo và các Giáo Hội khác đại diện cho hơn 550 triệu người Kitô hữu tại hơn 120 quốc gia. Hội Đồng cũng làm việc và cộng tác với Giáo Hội Công Giáo cho sự hiệp nhất Kitô giáo và phục vụ vì một thế giới đích thực công bằng và hòa bình. Trong một tuyên bố ban hành vào ngày 01 tháng 6, Hội Đồng Thế Giới Các Giáo Hội nói rằng Tổng thống Moon “[có] bày tỏ lòng biết ơn đối với công việc của WCC và phong trào đại kết cho dân chủ, nhân quyền, hòa bình và hòa giải tại Hàn Quốc trong hơn bốn mươi lăm năm, đồng thời nhắc lại rằng “việc thành lập một ‘chế độ hòa bình’ và phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên là hai trong số những ưu tiên của chính quyền của ông.”

Tại Hàn Quốc, các Kitô hữu, đặc biệt là người Công Giáo, được mời gọi đặc biệt tham gia vào đời sống chính trị của đất nước. Họ đã làm tăng lên những sáng kiến ​​có lợi cho hòa bình và hòa giải trong những năm gần đây.

Joseph Vũ Văn Được, C.Ss.R  (theo EDA)

 

 

 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết