Đức Thánh Cha Phanxicô : “Chúng ta đã được tha thứ và được mời gọi để tha thứ cho tha nhân”

Đc Thánh Cha Phanxicô đã gi mt thông đip nhân dp Tun lễ Phng v quc gia ln th 67 diễn ra tại Gubbio, Ý. Nhân loại đang cần đến Lòng Thương Xót và Giáo Hội cần phải dấn thân hơn nữa.

“Với sự xác tín rằng chúng ta đã được tha thứ và được mời gọi để tha thứ cho tha nhân, chúng ta phải trở nên những chứng nhân của Lòng Thương Xót trong bất kỳ môi trường nào, làm khơi dậy ước muốn cũng như khả năng biết tha thứ cho người khác”. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh điều này trong một Thông điệp đã được gửi đi nhân dịp Tuần lễ Phụng vụ quốc gia đang diễn ra ở Gubbio, Ý. “Đây là một sứ vụ mà mỗi người chúng ta đã được mời gọi, đặc biệt là nơi những khuôn mặt đầy sự oán giận của rất nhiều người. Chúng ta cần tái khám phá niềm vui bình an nội tâm và vì một nền hòa bình cho cả nhân loại”.

“Chúng ta đã được giao hòa với Thiên Chúa để rồi được mời gọi để giao hòa với nhau. Lòng thương xót của Chúa Cha không thể bị đóng khung bởi con người, bởi vì Lòng thương xót ấy chứng minh cách mạnh mẽ trong việc biến đổi con người và khiến chúng ta biết trao ban cho những người khác những trải nghiệm về những món quà vô giá mà chúng ta đã được lãnh nhận”. Đức Thánh Cha Phanxicô đã phát biểu như vậy trong Thông điệp – được ký bởi Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh – đã được gửi đến Đức Cha Claudio Maniago – Chủ tịch Trung tâm hành động Phụng vụ.

Nhân loại hơn bao giờ hết rất cần đến Lòng thương xót, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ điều đó, đồng thời Ngài cho biết Phụng vụ phải là một sự diễn tả về một Giáo Hội mở ra và không ngừng dấn thân, khởi đầu bằng việc cử hành Bí tích Hòa giải.

Phát biểu về tầm quan trọng của các Bí tích và đặc biệt là Bí tích Hòa giải, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trích dẫn lời của Ðức Giáo Hoàng Lêô Cả: “Các Bí tích là những dấu chỉ bề ngoài, chuyển thông ơn cứu độ bên trong”.

“Chính vì vậy các nghi thức trong Bí tích Hòa Giải nên được xem như một sự diễn tả về một “Giáo Hội luôn mở ra” như một “cánh cửa” qua đó người ta không những có thể bước vào lại sau khi đã ra khỏi cánh cửa ấy, mà đó còn là một “ngưỡng cửa” luôn được mở ra đối với những vùng ngoại vi của nhân loại hơn bao giờ hết rất cần đến Lòng thương xót. Nơi Bí tích Hòa Giải, chúng ta được gặp gỡ Lòng thương xót của Thiên Chúa để rồi được tái tạo để trở nên những chứng nhân Tin Mừng qua đời sống đã được giao hòa với Thiên Chúa để rồi hòa giải với anh em mình”.

Minh Tuệ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết