Đức Thánh Cha Lêô với các công đoàn Ý: 'Hãy thúc đẩy các xã hội hòa bình phục vụ nhân loại'

Đức Thánh Cha Lêô XIV đã gửi thông điệp tới Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Liên hiệp Công đoàn Ý (CISL) và đồng thời mời họ “thúc đẩy xã hội hòa bình phục vụ sự phát triển của con người”.

Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của CISL (Ảnh: Vatican News)

Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của CISL (Ảnh: Vatican News)

Cần phải “thúc đẩy một trật tự nhân văn hơn trong các mối quan hệ xã hội, cũng như các xã hội hòa bình và công bằng để phục vụ cho sự phát triển toàn diện của con người và thiện ích của gia đình nhân loại”.

Đức Thánh Cha Lêô XIV đã đưa ra lời kêu gọi này trong một thông điệp do Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Vatican, ký gửi đến Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của CISL (Liên hiệp Công đoàn Công nhân Ý), khai mạc hôm thứ Tư tại quận EUR của Rôma với chủ đề “Can đảm Tham gia”.

Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của CISL

Đức Thánh Cha Lêô đã gửi “lời chào trân trọng” tới ban tổ chức, các diễn giả và các tham dự viên trong thông điệp gửi tới Tổng thư ký CISL Daniela Fumarola, bày tỏ “lòng biết ơn sâu sắc đối với sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng” trong hoạt động của Liên hiệp.

Đức Thánh Cha bày tỏ hy vọng rằng “cuộc hội thảo quan trọng này sẽ truyền cảm hứng cho cam kết mới trong việc nâng cao nhận thức của mọi người về trách nhiệm xã hội”.

Ngài thúc giục các đại biểu “đừng quên mục tiêu chung là góp vào phần xây dựng “tranquillitas ordinis” – tức là “sự yên bình của trật tự”, một thành ngữ được Thánh Augustinô đặt ra trong tác phẩm Thành đô của Thiên Chúa (De Civitate Dei).

Thông điệp từ Tổng thống Ý Sergio Mattarella

Tổng thống Cộng hòa Ý Sergio Mattarella cũng gửi một thông điệp tới Tổng thư ký Fumarola.

“Tự do và dân chủ, ở Ý và ở Châu Âu, cần sự tham gia của người lao động”, Tổng thống Mattarella viết, đồng thời nhấn mạnh giá trị quyết định của CISL khi đặt “Can đảm Tham gia” làm trọng tâm của Đại hội, gọi đây là “dấu hiệu tích cực” và “sự đóng góp cho đối thoại xã hội và chính trị”.

Trong thông điệp của mình, Tổng thống Mattarella đã nhắc lại vai trò lịch sử của công đoàn trong việc xây dựng mô hình xã hội châu Âu, mà theo ông, đóng vai trò là “tham chiếu cho quyền của tất cả người lao động trên toàn thế giới”.

Tổng thống Ý cũng nhắc lại rằng “quyền lao động thực sự và quyền được trả công là điều cần thiết cho một cuộc sống tự do và có phẩm giá” là động lực của sự tiến bộ và văn minh.

Thiên Ân (theo Vatican News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết