Đức Thánh Cha đưa những nỗ lực của Giáo hội trong việc ngăn chặn nạn buôn người sang ‘một mức độ khác’

Một sự kiện tại Liên Hiệp quốc trong tháng Bảy nhằm mục tiêu chống lại gốc rễ của tội ác này.

 20160727 buon nguoi

Các chuyên gia kêu gọi việc nâng cao nhận thức và các chính sách mạnh mẽ hơn trong việc đẩy lùi tận gốc rễ của nạn buôn người ở trẻ em và thanh thiếu niên, trong một sự kiện được tổ chức hôm 13/7 vừa qua tại Liên Hiệp Quốc được tài trợ bởi Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh phối hợp với Ủy ban NGO trong việc chống lại nạn buôn bán người, các nhà truyền giáo thuộc Dòng Salêdiêng, Tổng Giáo Phận Chính thống giáo Hy Lạp và tổ chức ECPAT-USA.

Với chủ đề “Loại bỏ việc buôn bán trẻ em và thanh thiếu niên”, Hội nghị đã thảo luận về các biện pháp tốt nhất trong việc chống lại hiểm họa ngày càng gia tăng đối với trẻ em và các thanh thiếu niên vốn là nạn nhân của nạn buôn bán người để khai thác quan hệ tình dục hoặc bóc lột lao động.

“Hội nghị này nhằm tìm kiếm những giải pháp đối với gần hai triệu trẻ em và thanh thiếu niên hiện đang là nạn nhân của nạn buôn người, đồng thời phát biểu về những gì đang hoạt động, những gì không hoạt động, cũng như những gì cần phải được thực hiện để giải thoát họ, giúp họ phục hồi, và ngăn chặn các thanh thiếu niên khác khỏi tình trạng bị lạm dụng này”, Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza – Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, ghi nhận trong bài phát biểu khai mạc.

Giáo hội Công giáo – ngài cho biết – từ lâu đã chiến đấu chống lại nạn buôn người qua những giáo huấn cũng như các công việc bác ái của mình.

“Công đồng Vatican II, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và Đức Nguyên Giáo Hoàng Benedict XVI đều đã lên tiếng mạnh mẽ chống lại sự bỉ ổi vô nhân đạo của nạn buôn người cũng như nền văn hóa thương mại và chủ nghĩa khoái lạc đang len lỏi khắp nơi khuyến khích việc khai thác một cách có hệ thống nhân phẩm và các quyền con người”, Đức Tổng Giám mục Auza cho biết. Đồng thời, ngài cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa những hành động cũng như những ủng hộ của Giáo Hội “đến một cấp độ khác hẳn”. Trong các Thông điệp cũng như những lời kêu gọi của ngài, Đức Thánh Cha đã nhiều lần lên án nạn buôn người, đồng thời ngài cũng đã mạnh mẽ thúc đẩy Hội nghị tại Vatican về thảm trạng vô nhân đạo này.

“Trong khi nạn buôn người luôn luôn nhắm đến các đối tượng là những người dễ bị tổn thương, nạn buôn bán trẻ em và các thanh thiếu niên nhắm đến việc khai thác những đối tượng dễ bị tổn thương nhất “, Đức Cha Auza nói.

Cô Yu Ping Chan – một cán bộ chương trình quản lý của Văn phòng Liên Hiệp Quốc về vấn đề Ma túy và Tội phạm, cho biết nạn buôn người có rất nhiều hình thức khác nhau bao gồm nạn bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, nô lệ, buôn bán nội tạng. Cô cho biết bản Báo cáo toàn cầu năm 2015 của UNODC về nạn buôn người cho thấy rằng 1 trong 3 nạn nhân được biết đến trong nạn buôn người là trẻ em, phụ nữ và các bé gái, chiếm 70 % con số các nạn nhân của nạn buôn người trên toàn thế giới.

Cô Chan cho biết nhiều chương trình và cơ quan tại Liên Hiệp Quốc đã được thành lập để chống lại nạn buôn người, thế nhưng, theo cô, cần phải vận dụng một cách có hiệu quả những công cụ trên.

Sheila McClain đã bị lạm dụng tình dục và là nạn nhân của nạn buôn người bởi chính bàn tay người mẹ ruột của cô từ khi còn là một đứa trẻ. Hiện nay, cô giúp đỡ cho những trẻ em đang phải trải qua những kinh nghiệm tương tự như cô thưở còn thơ bé với tư cách là Giám đốc một tổ chức mang tên ‘End Slavery Tennessee’. Cô cho biết các yếu tố như đói nghèo và nghiện ngập tất yếu sẽ dẫn đến nạn buôn người.

Sơ Angela Reed thuộc Hiệp hội Tu sĩ Công giáo Úc hoạt động trong lĩnh vực chống lại nạn buôn người nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc thu thập các câu chuyện cá nhân của các chị em phụ nữ để từ đó có thể tìm ra nguyên nhân và giải pháp cho mỗi vấn đề. Sơ cho biết nguyên nhân chính của nạn buôn người xuất phát từ nhu cầu cấp bách cơ bản như nhà ở, thực phẩm và giáo dục của các nạn nhân, từ đó biến họ trở thành những nạn nhân dễ bị bóc lột. Sơ đã chia sẻ về những câu chuyện của một số thiếu nữ trẻ đã bị kỳ thị xã hội nghiêm trọng nơi chính cộng đồng của họ sau khi bị buôn bán bởi những tay buôn người, khiến họ lún sâu hơn trong vòng xoáy của nạn khai thác bóc lột.

Ông Kevin Cassidy thuộc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) chú trọng vào hiện tượng khai thác lao động trẻ em, ông cho biết về vai trò của các nhà hoạch định chính sách và các lĩnh vực tư nhân có được trong việc loại bỏ nạn khai thác bằng cách sử dụng chính sức mạnh của các nạn nhân vàv giúp họ có thể lựa chọn những nghành nghề thích hợp.

“Người ta đang bị đẩy vào giới hạn vì chúng ta không đủ khôn khéo để đặt ra những chính sách hỗ trợ họ”, ông nói. “Chúng tôi hỗ trợ những việc làm chân chính. Khi anh giảm lương, anh đang đặt người ta vào vòng nguy hiểm”.

Cô Jayne Bigelsen – Giám đốc Sáng kiến về các hoạt động chống lại nạn buôn người tại một trung tâm có tên ‘Covenant House’ dành cho những người vô gia cư tại thành phố New York, cho biết ngày càng có nhiều thanh niên vô gia cư trở thành những con mồi béo bở của nạn buôn người vì họ không thể có người thân trong gia đình đi tìm kiếm họ.

Cô cũng ghi nhận hiện nay đang có một xu hướng trong các thanh thiêu niên vô gia cư đó là họ phải bán thân để đổi lấy nơi ăn chốn ở cho bản thân cũng như những nhu cầu cơ bản khác và đó cũng là những đối tượng cho những kẻ buôn người và những tay làm nghề dắt mối tận dụng triệt để và khai thác.

Chị Carol Smolenski, hoạt động trong lĩnh vực chống lại ngành du lịch buôn bán trẻ em và những hình thức lạm dụng trẻ em khác thông qua tổ chức ECPAT-USA. Chị cho biết rằng mạng lưới Internet tạo ra một sân chơi cho những kẻ buôn người chuyên đi dụ dỗ các nạn nhân là các trẻ em cũng như liên lạc với những kẻ tiêu thụ đang đi tìm những hình thức khiêu dâm và mại dâm trẻ em.

80% trẻ em được mô tả trong các tài liệu đã được cảnh sát tìm ra đều ở độ tuổi trước tuổi dậy thì – chị lưu ý – với một con số ngày càng gia tăng những em bé.

“Có một sự gia tăng khổng lồ những trẻ em bị cưỡng hiếp và có cả hình ảnh và video được đăng tải trên Internet”, chị Smolenski cho biết. “Có Tin Mừng thì sẽ có một sự thúc đẩy các chính phủ trên toàn thế giới phải có những hành động cụ thể nhằm giải quyết về vấn đề này”, chị nói thêm. Đồng thời, chị nói vềnhững dữ liệu cơ sở toàn cầu trên mạng và những sáng kiến hỗ trợ nhận dạng và giải cứu những trẻ em bị bóc lột.

Qúy vị có thể tham khảo toànbộ nội dung tại UN Web TV

Địa chỉ của Đức Tổng Giám mục Auza:

https://holyseemission.org/contents//statements/57882458c8f61.php

Minh Tuệ (theo Zenit)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết