Đức TGM Hilarion: ‘Nga và các Kitô hữu Châu Âu vì sự cứu rỗi của lục địa’

“Bộ trưởng Ngoại giao” của Toà Thượng Phụ Moscow đã chỉ ra cuộc khủng hoảng tôn giáo tại lục địa lâu đời này. Với vấn đề di dân và chủ nghĩa thế tục, Châu Âu đang hướng tới việc hủy diệt hoàn toàn căn tính của mình. Trách nhiệm thuộc về giới trí thức. “Sự suy yếu hiện tại của Kitô giáo trong thế giới phương Tây nhắc nhớ lại hoàn cảnh của Đế chế Nga trước năm 1917”. Tại Nga, chỉ có 13% tự xác nhận mình là người vô thần và là những người không có niềm tin tôn giáo. Hợp nhất những nỗ lực của Giáo hội.

Vào ngày 22 tháng 9, Đức TGM Hilarion Alfeev, “Bộ trưởng Ngoại giao” của Toà Thượng Phụ Moscow, đã đưa ra một bài phát biểu quan trọng tại một hội nghị được tổ chức bởi Đại sứ quán Nga tại London trước các nhà ngoại giao, các chính trị gia, doanh nghiệp và các nhân vật tiêu biểu thuộc các tôn giáo lớn.

Bài phát biểu của Đức TGM Hilarion đã triển khai các luận đề chính vốn đã đánh dấu vị thế của Giáo hội Chính thống Nga trong những năm gần đây, đặc biệt là của Đức Thượng Phụ Kirill (Gundjaev), những lời kêu gọi tới châu Âu và phương Tây. Đây là những lập trường chủ yếu gây cảm hứng cho các chính sách của Tổng thống Putin, ít nhất về khía cạnh đạo đức của mối quan hệ giữa Nga và các siêu cường của thế giới toàn cầu hóa. 

Bài phát biểu tập trung vào tương lai của châu Âu, và đặc biệt về các điều kiện của Kitô giáo ở lục địa lâu đời này. Theo Đức TGM Hilarion, người đã trích dẫn nhiều số liệu thống kê gần đây, hiện nay Kitô giáo chính là nhóm tôn giáo bị bách hại nhiều nhất trên toàn thế giới, và hiện cũng phải đối mặt với những thách thức mới vốn đặt vấn đề về “nền những nền tảng đạo đức đối với đời sống, đức tin và các giá trị của họ”.

Vấn đề Di dân và sự tục hóa

Trong số những thách thức này, vốn đang “thay đổi cái nhìn bao quát về luân lý và tôn giáo của châu Âu”, trước hết là cuộc khủng hoảng di dân được xem là nghiêm trọng và gây xúc động nhất về mặt số lượng kể từ khi kết thúc Thế chiến II, gây ra bởi “các cuộc xung đột quân sự cũng như các vấn đề về kinh tế ở Trung Đông”.

Screen Shot 2017-09-26 at 6.00.06 PMVị Giám chức Nga đã trích dẫn dữ liệu chính thức của cơ quan Frontex, theo đó 1,8 triệu người di cư đã đến liên minh Châu Âu; theo Liên Hiệp Quốc, số người di cư ở các nước châu Âu tăng từ 49,3 triệu người vào năm 2000 lên đến con số 76,1 triệu người vào năm 2015. Một lần nữa đề cập đến các nghiên cứu của tổ chức Liên Hiệp Quốc về vấn đề di dân trên toàn thế giới, 1.3% dân số bao gồm những người trưởng thành (66 triệu người) đang có kế hoạch để di chuyển dứt khoát từ đất nước của họ chủ yếu hướng tới các nước châu Âu giàu có nhất.

Cùng với những dữ liệu này, Đức TGM Hilarion đã tập trung vào điều Ngài coi là vấn đề chính của lục địa: “sự tục hóa đối với xã hội châu Âu”. Một lần nữa trích dẫn nhiều nguồn và nghiên cứu thống kê khác nhau, Đức TGM Hilarion đã chỉ ra rằng theo những gì Anh Quốc biết được, hơn một nửa số người dân tuyên bố họ không tuân theo bất kỳ tôn giáo nào, và một tỷ lệ tương tự có thể được báo cáo ở nhiều quốc gia Tây Âu khác. Ở phần phía Đông của lục địa, và đặc biệt là tại Nga, tỷ lệ phần trăm thể hiện xu hướng ngược lại: Theo trung tâm Levada, một trong những viện nghiên cứu lớn nhất của Nga, những người vô thần và những người không có niềm tin tôn giáo trong nước đã giảm từ 26% vào năm 2015 xuống còn 13% vào năm 2017. 87% còn lại, mặc dù không thể được liệt kê như một nhóm thực hành tôn giáo, vẫn “chịu ảnh hưởng của một trong những tôn giáo truyền thống”, trong khi số người tự cho là “rất sùng đạo” hiện đang gia tăng.

Thoát khỏi đức tin

Nhớ lại biến cố 100 năm cuộc Cách mạng Bolshevik, người đứng đầu ‘Bộ ngoại giao’ của Tòa Thượng Phụ cho biết rằng thảm họa năm 1917 đã “phá huỷ các nhóm người tốt nhất: những người quý tộc, những người Cossacks, hàng giáo sĩ, những chủ đất giàu có … Giáo hội đã ước tính rằng trong những năm đó, có một số lượng lớn các vị tử đạo và các nhân chứng đức tin”.

So với thời đại ngày nay với các điều kiện của Nga trong giai đoạn cách mạng, Đức TGM Hilarion cho biết rằng “sự suy yếu hiện tại của Kitô giáo ở thế giới phương Tây hồi tưởng lại tình hình đế chế Nga trước năm 1917”, khi trong quá trình diễn tiến nhiều năm, người ta quan sát thấy rằng đã có “một sự chối bỏ đức tin bởi tầng lớp quý tộc và trí thức, tiếp theo là nhiều người dân khác”. Đó cũng chính là sự đánh giá của Đức Thượng Phụ Kirill, người mà trong những can thiệp gần đây đã gán trách nhiệm chính của thảm kịch cách mạng cho những tội ác của thành phần kiệt xuất và giới trí thức xã hội Nga.

Sau các cuộc chiến tranh thế giới vốn đã lật đổ vị trí địa lý và các tổ chức của lục địa châu Âu, Đức TGM Hilarion tiếp tục, phương Tây đã cố gắng để ngăn chặn sự mở rộng của sự truyền bá chủ nghĩa vô thần và hệ tư tưởng cộng sản, chủ yếu dẫn đầu bởi Giáo hội Công giáo: “Vatican đã dựa vào cuộc đấu tranh chống cộng sản của mình về sự thống nhất châu Âu, nhờ vào hành động của các đảng dân chủ Kitô giáo ở Tây Âu … Đức Giáo Hoàng Piô XII đã ủng hộ việc thành lập Cộng Đồng Châu Âu như một sứ mạng lịch sử của Kitô giáo Châu Âu”.

Sự hủy diệt đối với căn tính Kitô giáo

Hồi tưởng về những nhà sáng lập châu Âu thống nhất, chẳng hạn như Schumann, Adenauer và De Gasperi, vị Giám mục Nga đã lưu ý rằng cảm hứng của họ sau đó đã bị bỏ qua hoàn toàn, đến mức cội rễ Kitô giáo của Châu Âu đã bị phủ nhận trong những văn bản tương tự. Hiện nay, theo quan điểm của Đức TGM Hilarion, “sự độc quyền của tư tưởng lâu đời đã tự khẳng định tại châu Âu đương đại. Biểu hiện của nó chính là sự kì thị đối với tầm nhìn tôn giáo trong lĩnh vực xã hội”. Về những vấn đề luân lý trong gia đình, việc bảo vệ sự sống và quan niệm tự nhiên về khuynh hướng tính dục, theo Đức TGM Hilarion, Châu Âu đang bắt đầu tự hủy diệt căn tính của mình, hướng tới cuộc khủng hoảng nhân khẩu học và xã hội: “Các dân tộc khác sẽ sống ở châu Âu trong tương lai, với các tôn giáo khác, các nền văn hoá khác và các mô hình giá trị khác”. Nguyên nhân của tất cả những vấn đề này là sự hoang phí đối với hệ tư tưởng tự do, dẫn đến việc loại trừ tôn giáo nhằm ủng hộ “việc hiện thực hóa nhân quyền và tự do nền tảng trong mọi lĩnh vực đời sống dân sự, kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá”.

Kết luận bài phát biểu của mình, Đức TGM Hilarion kêu gọi nỗ lực đoàn kết của các Giáo hội nhằm chống lại sự biến mất hoàn toàn của Kitô Châu Âu: “Trong các điều kiện hiện tại của cuộc áp bức bởi các nhóm quyền lực vốn đề xuất các ý tưởng mâu thuẫn với quan điểm truyền thống của luân lý Kitô giáo, không thể thiếu sự liên kết nỗ lực của Giáo hội để chống lại các quá trình này, để cùng hợp tác trong lĩnh vực thông tin và hỗ trợ pháp lý, cũng như trong việc truyền bá các giá trị Kitô giáo phổ biến ở mọi cấp độ… Các Kitô hữu ở Châu Âu phải phấn đấu để bảo vệ các giá trị mà lục địa này đã được xây dựng hàng trăm năm qua và đồng thời lắng nghe những than phiền cũng như những đau khổ của các Kitô hữu trên khắp thế giới, để rồi cảm nhận được họ”.

Nước Nga, mà trong đó Kitô giáo đang tái xuất hiện, vì vậy cảm thấy không chỉ là một phần của châu Âu mà còn được mời gọi để lãnh đạo sứ mạng cứu rỗi đối với toàn lục địa cũng như trên toàn thế giới.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết