Đức TGM Gomez về vấn đề di dân: "Chúng ta đang nói về các linh hồn, chứ không phải các số liệu thống kê"

  • Tin tức
  • Thứ Bảy, 01-04-2017 | 06:13:32

Đức TGM Jose Gomez từ lâu đã ủng hộ việc bảo vệ quyền của những người di dân và tị nạn trong chức vụ của mình tại Tổng Giáo phận Los Angeles. Trong khi phát biểu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ, Đức TGM Gomez một lần nữa nhắc nhở chính phủ và tín hữu hãy nhớ về nguồn gốc di dân của mình.

20170401 GomezTrong những tháng gần đây, các cuộc tranh luận quốc gia về vấn đề nhập cư và việc trục xuất đã lên tới một cơn sốt kể từ sau cuộc bầu cử của ông Donald Trump.

Nhưng đối với TGM Jose Gomez, cả các nguyên tắc Công giáo lẫn lịch sử nước Mỹ như là nơi cư ngụ của những người thuộc nhiều nguồn gốc khác nhau đều có nghĩa là cuộc tranh cãi về di dân có tỷ lệ cao hơn so với vấn đề thực thi pháp luật hoặc chủ quyền quốc gia.

“Đối với tôi, và đối với Giáo hội Công giáo tại đất nước này, vấn đề nhập cư nói về con người. Nó đề cập đến các gia đình “, Đức TGM Jose Gomez chia sẻ trong cuộc nói chuyện hôm 23/3 vừa qua tại trường Đại học Công Giáo Hoa Kỳ.

“Chúng ta đang nói về các linh hồn, chứ không phải về các số liệu thống kê”.

Sinh ra tại Monterrey, Mexico, Đức TGM Gomez giải thích rằng Ngài cũng là một người nhập cư, mặc dù Ngài đã trở thành một công dân Hoa Kỳ khoảng hơn 20 năm. Đức TGM Gomez cũng chỉ ra rằng gia đình Ngài hiện đang sinh sống tại nơi mà ngày nay người ta gọi là Texas ngày nay kể từ đầu thế kỷ 19, và mối quan hệ của gia đình ngài  với cả Hoa Kỳ lẫn những người nhập cư đã đến tới các thế hệ sau.

Đức TGM Gomez cũng giải thích rằng Tổng Giáo phận của Ngài – Tổng Giáo phận Los Angeles – không chỉ là TGM lớn nhất, với khoảng 5 triệu người Công Giáo, mà còn là một TGP đa dạng nhất.

Trong TGP của Ngài, Thánh Lễ được cử hành và giáo dân được chăm sóc mục vụ với hơn 40 ngôn ngữ khác nhau, từ hầu hết các quốc gia tại châu Mỹ Latinh, Châu Á, Châu Phi và Trung Đông.

“Giáo hội nơi đây rất sống động và quả thực vô cùng năng động”, Đức TGM Gomez nói. “Và chúng tôi thực sự là một Giáo Hội của những người di dân”.

Gần một triệu trong số những người nhập cư hiện đang sinh sống tại Tổng Giáo Phận Los Angeles đều không có giấy tờ. Đức TGM Gomez cho rằng vấn đề của việc nhiều cá nhân không có giấy tờ là một điều gì đó mà đất nước được ngài chọn làm tổ quốc cần phải giải quyết. Điều này vô cùng quan trọng – Đức TGM Gomez nói – không chỉ đối với những người di dân mà còn đối với cả gia đình họ, cũng như cho toàn thể Hoa Kỳ.

“Hiện nay, mọi người đều biết rằng hệ thống nhập cư của chúng ta đã bị phá vỡ hoàn toàn và cần phải được củng cố”, Đức TGM Gomez cho biết. Tuy nhiên, trong khi Hoa Kỳ có quyền bảo vệ biên giới của mình cũng như thực thi luật pháp, nước này cũng phải có trách nhiệm tạo ra và đồng thời thừa hưởng những lợi ích từ tình huống vốn đã đưa hơn 11 triệu người đến nước này mà không có giấy tờ.

“Trong nhiều năm, đất nước chúng ta đã không thi hành luật nhập cư”, Đức TGM Gomez nói. “Tại sao không? Bởi vì các doanh nghiệp Hoa Kỳ đòi hỏi lực lương lao động “rẻ tiền”. Vì vậy, các quan chức chính phủ nhìn theo hướng khác”.

Đức TGM Gomez lập luận rằng “chúng ta cần phải nhận ra rằng tất cả chúng ta đều chia sẻ chung một trách nhiệm đối với hệ thống nhập cư đã bị phá vỡ này.

“Các doanh nghiệp đáng bị khiển trách. Chính phủ cũng đáng bị khiển trách”, Đức TGM Gomez nói. “Và anh chị em cũng như tôi – chúng ta cũng đều có phần trách nhiệm. Chúng ta đang thừa hưởng những lợi ích và hàng ngày phụ thuộc vào một nền kinh tế vốn được xây dựng trên lưng của những người lao động không có giấy tờ. Nó chính là một thực tế. Những người nhập cư góp phần tạo ra thực phẩm, họ phục vụ trong các nhà hàng của chúng ta; họ dọn dẹp phòng ốc và các văn phòng của chúng ta, họ xây dựng nhà cửa cho chúng ta”.

Đức TGM Gomez lưu ý rằng trong khi những người không có giấy tờ có thể đang sống ở đây vi phạm pháp luật, nhưng “chúng ta không thể khiến các chủ doanh nghiệp bị đi tù hoặc trừng phạt những người làm việc cho chính phủ vì đã không làm các công việc của những người nhập cư này.

“Những người duy nhất mà chúng ta đang trừng phạt đó chính là những người lao động không có giấy tờ”, Đức TGM Gomez cáo buộc. Theo Đức TGM Gomez, một số hình phạt như dịch vụ cộng đồng hoặc các yêu cầu khác để có thể ở lại Hoa Kỳ có thể là thích hợp, nhưng quả thực đó lại là điều không công bằng với các gia đình của gần 11 triệu người khi tiến hành trục xuất những người trong gia đình mà nhiều người đã từng ở đây trong nhiều năm.

“Đó quả thực là điều công bằng. Thực ra, nó vô cùng tàn nhẫn”, Đức TGM Gomez nói. “Đây chỉ là những bà mẹ và những người cha rất đỗi bình thường – cũng giống như cha mẹ của anh chị em – những người chỉ muốn cho con mình một cuộc sống tốt đẹp hơn”.

Để cân bằng giữa các yếu tố tình yêu, luật pháp, công lý và lòng thương xót, người Công giáo nên xem xét những nguyên tắc tập trung vào con người. Nguyên tắc đầu tiên – Đức TGM Gomez nói – thừa nhận rằng “mọi người nhập cư đều là những con người, và là con cái Thiên Chúa”, bất kể tình trạng pháp lý hay nguồn gốc xuất thân của họ. Nguyên tắc thứ hai của Công giáo cần phải xem xét đó là “sở di trú nên giúp cho các gia đình có điều kiện được chung sống bên nhau”.

Đúc TGM Gomez chỉ ra rằng hơn một phần tư các vụ trục xuất đã khiến các gia đình tan vỡ, và phần lớn những vụ trục xuất này không áp dụng đối với các tội phạm bạo lực.

“Tôi không tin rằng có bất cứ mục đích chính sách nào được phục vụ bằng cách cướp đi những người cha của một số bé gái hay các bà mẹ của một bé trai. Chúng ta đang phá vỡ các gia đình và trừng phạt những đứa trẻ vì những sai lầm của cha mẹ chúng. Và điều đó quả là không đúng chút nào”.

Trong khi một số chính sách địa cũ rích có thể nhanh chóng giải quyết các vấn đề xung quanh vấn đề di dân, Đức TGM Gomez cho rằng cuộc xung đột thực sự có nhiều thứ phải thực hiện hơn với những vấn đề liên quan đến Hoa Kỳ – những vấn đề như để trở thành một công dân Hoa Kỳ nghĩa là thế nào và sứ mệnh của Hoa Kỳ trên thế giới là gì.

Đức TGM Gomez lưu ý rằng hầu hết các công dân Hoa Kỳ đều là những người nhập cư. “Nhưng việc nhập cư vào đất nước này chưa bao giờ là một điều dễ dàng”. Đức TGM Gomez chỉ ra rằng các nhóm di dân như những người Ailen đã phải đối diện với việc phân biệt đối xử và đời sống hết sức khó khăn.

Tuy nhiên, lịch sử Hoa Kỳ đã mắc nợ những người nhập cư rất nhiều – đặc biệt là những người gốc Tây Ban Nha, trước khi thực dân Anh đến đây, Đức TGM Gomez cho biết.

“Đối với tôi – lịch sử Hoa Kỳ bắt đầu từ Đức Trinh Nữ Guadalupe”,  Đức TGM Gomez chia sẻ. “Trước khi những người sáng lập nước này ra đời hoặc trước khi cuộc Chiến tranh Cách mạng nổ ra, các nhà truyền giáo người Tây Ban Nha và Mexico và những người nhập cư Philippine vốn đang định cư tại nơi mà ngày nay được gọi là Hoa Kỳ, đã kỷ niệm Lễ Tạ ơn đầu tiên của nước này và xây dựng các nhà thờ.

“Một điều chúng ta cần phải suy nghĩ: ngôn ngữ đầu tiên không phải bản địa được nói ở đất nước này không phải là tiếng Anh. Đó là tiếng Tây Ban Nha. Chúng ta cần thực sự phải suy nghĩ về ý nghĩa của nó”, Đức TGM Gomez nói.

Theo ý kiến của Đức TGM Gomez, điều đó có nghĩa là chúng ta “không thể kể một câu chuyện về nước Mỹ mà lại loại trừ sự thừa kế phong phú từ những người gốc La tinh và những người châu Á”.

Các khái niệm về bản sắc của Hoa Kỳ vốn không phối hợp lịch sử phong phú của các nhóm này – Đức TGM Gomez – không chỉ không đầy đủ mà còn không rõ ràng, chúng không được điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh thay đổi của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đang thay đổi, và nếu như Hoa Kỳ muốn trở nên vĩ đại – Đức TGM Gomez lập luận – nó cần phải nói về lương tâm và những thực tế của Hoa Kỳ.

“Đó là những gì đang bị đe dọa trong cuộc tranh luận về vấn đề nhập cư của chúng ta – tương lai của câu chuyện về đất nước Hoa Kỳ xinh đẹp này”, Đức TGM Gomez kết luận. “Cuộc tranh luận ở cấp độ quốc gia của chúng ta thực sự là một cuộc đấu tranh vĩ đại cho tinh thần cũng như linh hồn của Hoa Kỳ”.

Minh Tuệ (theo Crux)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết