Đức TGM Gallagher tại LHQ: ‘Việc tuyên chiến với chế độ nô lệ chính là một ưu tiên’

  • Tin tức
  • Thứ Năm, 21-09-2017 | 14:35:33

Vatican đã phát biểu tại một hội nghị của LHQ được tổ chức tại New York rằng cuộc chiến chống lao động cưỡng bách, chế độ nô lệ và nạn buôn bán người chính là một trong những ưu tiên xác định của Triều đại Giáo Hoàng của ĐTC Phanxicô.

AP3104605_ArticoloPhát biểu tại sự kiện của các nhà lãnh đạo cấp cao hôm thứ Ba 19/9 vừa qua, Đức Tổng Giám mục Paul Gallagher, Ngoại Trưởng Tòa Thánh, cho hay Giáo hội đã lên tiếng chống lại những hành động ngược đãi này kể từ Công đồng Vatican II vào giữa những năm 1960.

Sự hợp tác với Giáo hội Anh quốc

Đức TGM Gallagher đã phác thảo cách thức mà Toà Thánh và Giáo hội địa phương đang làm việc chặt chẽ với chính phủ Anh quốc, đặc biệt thông qua mối quan hệ hợp tác thành công của Santa Marta với các cơ quan thực thi pháp luật.

Vai trò của các nữ tu

Ngoại Trưởng Tòa Thánh cho biết rằng các nữ tu, đang làm việc trong các mạng lưới phối hợp, đã chứng tỏ một sự hiệu quả đặc biệt trong việc giúp đỡ các nạn nhân của nạn buôn người và bóc lột, cung cấp cho họ những nơi ẩn náu an toàn cũng như các hình thức hỗ trợ thiết thực và về tinh thần khác.

 Kế hoạch Hành động Toàn cầu

Đức TGM Gallagher cũng cho biết rằng tuyên bố về việc thực hiện Kế hoạch hành động Toàn cầu, vốn sẽ được thông qua trong những ngày tới, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hành động tập thể nhằm chấm dứt những tội ác tàn bạo này. Chúng chỉ có thể được giải quyết một cách đầy đủ, Đức TGM Gallagher nói, bằng cách thúc đầy các công cụ pháp lý hữu hiệu, cùng với sự hợp tác cụ thể ở nhiều cấp để trừng phạt bọn tội phạm và đồng thời hỗ trợ cho hàng chục triệu nạn nhân.

Dưới đây là bài phát biểu đầy đủ của Đức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher tại sự kiện của các Nhà Lãnh đạo Cấp cao của LHQ: Kêu gọi hành động nhằm chấm dứt Lao động cưỡng bức, Chế độ Nô lệ Hiện đại và Nạn buôn người:

Thưa các vị Thủ tướng Chính phủ, các Thứ trưởng thân mến,

Sự tham gia của Tòa Thánh trong cuộc chiến chống nạn buôn người và các hình thức nô lệ hiện đại khác không phải là điều mới mẻ. Ngay từ năm 1965, Giáo hội Công giáo đã lên án mạnh mẽ khi chế độ nô lệ, nạn mại dâm, tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em, và những điều kiện làm việc làm hạ thấp phẩm giá con người nơi mà con người đã bị đối xử như những công cụ thu được chứ không phải là những người tự do và chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Những hiện tượng này “đã đầu độc xã hội con người, làm mất phẩm cách của các thủ phạm gây ra những hành động này” và cho thấy “một sự nhơ nhuốc lớn nhất đối với Đấng Tạo Hóa”.

Vấn đề của nạn buôn bán người chỉ có thể được giải quyết đầy đủ bằng cách thúc đẩy các công cụ pháp lý hữu hiệu và sự hợp tác cụ thể ở nhiều cấp độ khác nhau của tất cả các bên liên quan bằng cách sử dụng các chiến lược đa mục đích để ngăn chặn những tội ác này, trừng phạt bọn tội phạm và đồng thời trợ giúp các nạn nhân.

ĐTC Phanxicô đã nhấn mạnh một cách rõ ràng rằng việc chấm dứt tình trạng cưỡng bách lao động, chế độ nô lệ hiện đại và nạn buôn bán người chính là một trong những ưu tiên xác định của Triều đại Giáo Hoàng của mình. Bằng cách này, các tổ chức và thể chế của Giáo hội Công giáo hoạt động qua các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với cả lĩnh vực công cộng cũng như tư nhân, trong đó bao gồm cả các cơ quan chính phủ.

Đặc biệt, Tòa thánh và Giáo hội Công giáo hợp tác với Chính phủ Anh ở nhiều cấp độ khác nhau và với nhiều sáng kiến với nỗ lực nhằm xoá bỏ nạn buôn người. Mối quan hệ hợp tác như vậy đó chính là Nhóm Santa Marta, một tổ chức vô cùng hiệu quả nằm trong sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan thực thi pháp luật và các tổ chức của Giáo hội, nhằm giải cứu các nạn nhân và cùng đồng hành với họ trong quá trình phục hồi trở lại cuộc sống bình thường. Kinh nghiệm cho thấy nhiều nạn nhân hiện đang hết sức thận trọng trong việc tin tưởng các cơ quan thực thi pháp luật, nhưng họ lại dễ dàng hơn trong việc gửi gắm những câu chuyện của mình cho các nhân viên tôn giáo, đặc biệt là các nữ tu, những người có thể xây dựng sự tin cậy của họ trong tiến trình pháp lý và đồng thời cung cấp cho họ nơi ẩn náu an toàn cũng như các hình thức hỗ trợ thiết thực và về tinh thần khác.

Do đó, trung thành với bản chất cụ thể của mình, các tổ chức và thể chế Công giáo đã đi đầu trong việc giúp đỡ các nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái, thoát khỏi tình huống nô lệ, và với một sự quan tâm yêu thương, kiên nhẫn cùng đồng hành với họ trên con đường dài trở lại với một cuộc sống tự do, cả nội tâm lẫn bên ngoài. Các nữ tu, cách riêng, đã trở thành trọng tâm của công việc này vốn thường xảy ra trong các tình huống bị chi phối bởi bạo lực. Họ đã hình thành nên các mạng lưới ở nhiều cấp độ để phối hợp những nỗ lực của họ và đồng thời chia sẻ những thực tiễn và nguồn lực tốt nhất, do đó tối đa hoá tác động của chúng. 

Thưa các vị Thủ tướng Chính phủ và các Thứ trưởng thân mến,

Tuyên bố chính trị về Thực hiện Kế hoạch hành động Toàn cầu nhằm Chống nạn buôn người, vốn sẽ được thông qua trong những ngày tới, nhấn mạnh “trong những điều kiện vững chắc nhất có thể tầm quan trọng của việc tăng cường hành động tập thể … nhằm chấm dứt nạn buôn người”. Bản chất toàn cầu của tội ác đối với việc lao động cưỡng bức, chế độ nô lệ hiện đại và nạn buôn bán người đòi hỏi tất cả chúng ta phải có phản ứng tương xứng đối với sự hợp tác, tình huynh đệ và sự liên đới. Chúng ta mắc nợ những phản ứng đó đối với hàng chục triệu nạn nhân, những người đã nhìn chúng ta với một sự vô vọng về việc trả tự do cho họ cũng như về việc trở lại một cuộc sống đầy đủ phẩm giá và sự tự do của con người.

Xin cảm ơn tất cả quý vị!

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết