Đức TGM Bernardito Auza: ‘Chiến tranh tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều trẻ em’

  • Tin tức
  • Thứ Sáu, 03-11-2017 | 15:41:00

Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc lưu ý rằng số trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang liên tục gia tăng, trích dẫn bản báo cáo năm 2017 của Tổng thư ký, mô tả năm 2016 là năm tồi tệ nhất đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột vũ trang.

Những lời phát biểu của Đức TGM Auza đã được đưa ra vào ngày 31 tháng 10 năm 2017, trong cuộc tranh luận mở rộng của Hội đồng Bảo an về “Trẻ em và xung đột vũ trang”, tại trụ sở Liên Hợp Quốc tại New York. 

Đức TGM Auza cho biết rằng ngày càng có nhiều trẻ em trở thành đối tượng của việc bị giết hại, hãm hiếp cũng như các hình thức bạo lực tình dục khác, việc tuyển mộ để trở thành những binh lính trẻ em và những kẻ đánh bom tự sát, các vụ bắt cóc, những vụ tấn công vào các trường học và bệnh viện, và việc từ chối tiếp cận viện trợ nhân đạo.

Children_In_iraq-iran_war4-Wikimedia-Commons-740x493

Đức Tổng Giám mục Auza cũng kêu gọi cần phải nỗ lực nhiều hơn để bảo vệ trẻ em khỏi việc bị tuyển dụng hoặc bị bắt cóc, và đồng thời cũng kêu gọi các chính phủ phải đối xử với trẻ em liên quan đến các cuộc xung đột vũ trang như là những nạn nhân chứ không phải là những chiến binh. Điều này đòi hỏi cần phải giúp chúng phục hồi và tái hòa nhập vào gia đình cũng như xã hội, một điều mà các tổ chức Công Giáo và các tổ chức đã nỗ lực trong nhiều năm ở các khu vực hậu xung đột.

Dưới đây là phát biểu của Đức TGM Bernardito Auza:

Phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza
Sứ Thần Tòa Thánh và Quan sát viên thường trực của Toà thánh tại Liên Hiệp Quốc
Cuộc tranh luận mở rộng của Hội đồng Bảo an về Trẻ em và xung đột vũ trang
New York, ngày 31 tháng 10 năm 2017

Thưa ngài chủ tịch, 

Việc bảo vệ trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang chính là một mối bận tâm quan trọng toàn cầu, qua đó Tòa Thánh đã cảm ơn ngài Tổng thống Pháp vì đã triệu tập cuộc tranh luận này.

Báo cáo của Tổng thư ký về Trẻ em và xung đột vũ trang bao gồm năm 2014 đã xác định năm đó chính là một trong những năm tồi tệ nhất đối với những trẻ em bị ảnh hưởng bởi các cuộc xung đột vũ trang. Tình hình đã trở nên tồi tệ hơn, bởi vì dữ liệu trong báo cáo năm 2015 cho thấy số trẻ em bị mắc kẹt trong các cuộc xung đột vũ trang và quy mô cũng như mức độ nghiêm trọng của các vụ vi phạm đã vượt quá năm 2014. Nói tóm lại, các báo cáo chắc chắn một điều rằng tác động đối với trẻ em trong sự thất bại chung của chúng ta nhằm ngăn ngừa và chấm dứt xung đột là vô cùng nghiêm trọng. 

Báo cáo hàng năm của Tổng thư ký năm 2017 về năm 2016 quả thật hết sức đáng buồn cho thấy rằng xu hướng ngày càng trở nên trầm trọng hơn, vì số lượng các trẻ em bị ảnh hưởng nặng nề bởi các cuộc xung đột vũ trang ở nhiều quốc gia đã ở mức cao nhất từng được ghi nhận. Các hành vi vi phạm bao gồm việc giết người và làm hại trẻ em, việc hãm hiếp cũng như các hình thức bạo lực tình dục khác, việc tuyển mộ trẻ em để trở thành binh lính trẻ em và những kẻ đánh bom tự sát, việc bắt cóc và buôn bán trẻ em, các vụ tấn công nhằm vào các trường học và bệnh viện, từ chối việc tiếp cận của trẻ em đối với việc hỗ trợ nhân đạo cũng như các cuộc tấn công hoặc đe dọa tấn công nhằm vào các nhân viên bảo vệ trẻ em. Thực tế là các tội ác như vậy là những vấn đề không thể kiềm chế hướng đến một khoảng cách cực kì lớn vẫn còn giữ nguyên giữa các quy định đã được đưa ra và việc thực hiện các quy định ấy. Việc tôn trọng Luật Nhân đạo Quốc tế và Công ước về Quyền Trẻ em và Nghị định thư không bắt buộc của Công ước về Quyền trẻ em về sự tham gia của trẻ em trong xung đột vũ trang năm 2000 (Optional Protocol on the Involvement of Children in Armed Conflict) có thể góp phần vào việc thu hẹp và cuối cùng là khép lại khoảng cách này. 

Phái đoàn của tôi muốn nhấn mạnh những thực tế đáng lo ngại rằng con số các nạn nhân được xác nhận bị các nhóm không thuộc Nhà nước đối xử ngược đãi cao gấp 3 lần so với các lực lượng của Chính phủ. Thực tế này đặt ra những thách thức nghiêm trọng trong việc ngăn chặn các thủ phạm hoạt động bên ngoài mọi quy định của pháp luật và buộc họ phải chịu trách nhiệm đối với các hành vi tàn ác của mình.

Một xu hướng đáng lo ngại khác đó chính là các cuộc tấn công hiện đang ngày càng gia tăng đối với các khu vực đông dân cư. Các trung tâm đô thị đã trở thành những chiến trường, nơi mà các trường học, bệnh viện và các cơ sở hạ tầng dân dụng khác không được dung tha nhưng quả nhiên lại là mục tiêu của một chiến thuật chiến tranh. Do đó nghĩa vụ tôn trọng nguyên tắc phân biệt, tính cân bằng và sự đề phòng thậm chí còn cấp thiết hơn. Nghị quyết 2286 (2016) của Hội đồng Bảo an về nghĩa vụ của luật nhân đạo quốc tế nhằm tôn trọng và bảo vệ các nhân viên y tế và nhân đạo, các thiết bị và phương tiện vận tải của họ trong trường hợp của các cuộc xung đột vũ trang cần phải được tuân thủ bởi tất cả các bên xung đột. 

Thưa ngài chủ tịch,

Trong chuyến viếng thăm gần đây tại Côlômbia, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết rằng “Chúng ta không bao giờ có thể chấp nhận rằng những đứa trẻ đau khổ này lại bị ngược đãi, bị từ chối quyền sống thời thơ ấu của chúng trong bình an và vui tươi, bị từ chối một tương lai đầy hy vọng” [1]. Do đó tất cả mọi người đều có nghĩa vụ, theo trách nhiệm và khả năng của mỗi người, để đưa ra những biện pháp cụ thể vốn có thể bảo vệ tốt hơn hoặc bảo toàn mạng sống của trẻ em bị mắc kẹt trong các cuộc xung đột vũ trang. Ở cấp độ Chính phủ, một biện pháp như vậy là để đối xử với các trẻ em lien quan đến các cuộc xung đột vũ trang chủ yếu là các nạn nhân chứ không phải là những chiến binh và trao chúng cho các cá nhân bảo vệ trẻ em dân sự, những người sẽ giúp chúng được tái hòa nhập xã hội. Ở cấp độ cơ sở, một số biện pháp hữu ích nhất đó chính là các sáng kiến để bảo vệ trẻ em khỏi việc bị tuyển dụng hoặc bị bắt cóc, và các chương trình để giúp phục hồi những người sống sót và đồng thời tái hòa nhập chúng nơi gia đình cũng như các cộng đồng của mình.

Tòa Thánh và nhiều tổ chức Công giáo cũng như các tổ chức khác tiếp tục tham gia đầy đủ vào các sáng kiến cũng như các chương trình như vậy ở những nơi mà các cuộc xung đột vũ trang đã để lại con số thương vong vô kể ở trẻ em. Về vấn đề này, Phái Đoàn của tôi hoàn toàn ủng hộ khuyến nghị của Tổng thư ký về việc thiết lập “các cơ chế dài hạn nhiều năm đối với việc tái hòa nhập đối với những trẻ em đã được tuyển dụng”. Câu chuyện bi thảm của những đứa trẻ sẽ không kết thúc bằng việc chúng được thoát khỏi cảnh bị giam cầm. Sự hoan nghênh của gia đình và cộng đồng nói chung là vô cùng quan trọng đối với việc tái hoà nhập và phục hồi hoàn toàn của các trẻ em này.

Thưa ngài chủ tịch,

Có một phương thế không thể thiếu và hiệu quả nhất nhằm loại trừ các hành động bạo lực chống lại trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang, và đó chính là việc đạt được hòa bình. 

Xin cám ơn ngài chủ tịch!

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết