“Hoạt động gìn giữ hòa bình tạo ra một cơ hội cụ thể để cộng đồng quốc tế để cùng cộng tác”, Đức TGM Auza nhấn mạnh.
“Trong một thế giới ngày càng bị phân rẽ, các hoạt động gìn giữ hòa bình tạo ra một cơ hội cụ thể để cộng đồng quốc tế cùng cộng tác – thông qua các hoạt động ngoại giao, đóng góp tài chính, ý kiến đóng góp của giới chuyên môn, quân đội và nhân sự”, Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, Sứ Thần Tòa Thánh, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại LHQ, phát biểu tại cuộc thảo luận mở của Hội đồng Bảo an về vấn đề Hòa bình và An ninh ở châu Phi: Tăng cường các hoạt động gìn giữ hòa bình ở châu Phi, được tổ chức vào ngày 20/11/2018 tại New York.
“Việc thường xuyên làm việc giữa những thách thức to lớn, những sứ mạng này có nhiệm vụ gian khổ đối với việc tái thiết lập hòa bình, bảo vệ dân thường và đồng thời tạo điều kiện cho các quá trình chính trị nhằm khôi phục lại công lý cũng như đặt nền tảng cho sự ổn định lâu dài”, Đức TGM Auza nói. “Đôi khi, những người đàn ông và phụ nữ phục vụ dưới lá cờ của Liên Hiệp Quốc theo nghĩa đen là ‘xây dựng những cây cầu nối’, chỉ là để nhằm tiêu diệt những kẻ thù của hòa bình. Các nhóm vũ trang và các tổ chức khủng bố trên lục địa châu Phi, thường bị thao túng bởi các mưu đồ chính trị từ bên trong hoặc từ nơi không có biên giới của đất nước của họ, gây ra những sự hỗn loạn để cai trị”.
Dưới đây là bài phát biểu của Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza:
Thưa ngài chủ tịch,
Toà Thánh cảm ơn ngài Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vì đã triệu tập cuộc tranh luận mở này về Hòa bình và An ninh tại châu Phi: một chủ đề ảnh hưởng đến toàn thể cộng đồng quốc tế, mà phản ứng của họ đã trở thành một phần trong các hình thức hoạt động gìn giữ hòa bình, bảy trong số đó hiện đang hoạt động tại lục địa châu Phi.
Chính nhờ thông qua sự hiện diện của tổ chức ‘Mũ Bảo Hiểm Xanh’ vốn có thể nhận ra ngay lập tức mà Liên Hợp Quốc có thể trở nên dex nhận biết nhất trên toàn cầu. Trong một thế giới ngày càng bị phân rẽ, các hoạt động gìn giữ hòa bình tạo ra một cơ hội cụ thể để cộng đồng quốc tế cùng cộng tác – thông qua các hoạt động ngoại giao, đóng góp tài chính, ý kiến đóng góp của giới chuyên môn, quân đội và nhân sự. Việc thường xuyên làm việc giữa những thách thức to lớn, những sứ mạng này có nhiệm vụ gian khổ đối với việc tái thiết lập hòa bình, bảo vệ dân thường và đồng thời tạo điều kiện cho các quá trình chính trị nhằm khôi phục lại công lý cũng như đặt nền tảng cho sự ổn định lâu dài. Đôi khi, những người đàn ông và phụ nữ phục vụ dưới lá cờ của Liên Hiệp Quốc theo nghĩa đen là ‘xây dựng những cây cầu nối’, chỉ là để nhằm tiêu diệt những kẻ thù của hòa bình. Các nhóm vũ trang và các tổ chức khủng bố trên lục địa châu Phi, thường bị thao túng bởi các mưu đồ chính trị từ bên trong hoặc từ nơi không có biên giới của đất nước của họ, gây ra những sự hỗn loạn để cai trị.
Hoạt động gìn giữ hòa bình đôi khi có thể là một cái gì đó của một sự nhầm lẫn; nó dường như ngụ ý rằng hòa bình đã được tận hưởng và đơn giản chỉ cần được duy trì. Đáng buồn thay, chúng tôi biết rằng, thường thì không đúng như thế. Hiện nay, những người làm công tác gìn giữ hòa bình của LHQ phục vụ trong một số môi trường nguy hiểm và thù địch nhất trên hành tinh, thường phải mạo hiểm mạng sống của mình để đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ cơ bản nhất cho những người trong hoàn cảnh khó khăn. Bị mắc kẹt trong các cuộc xung đột họ đã đến để xoa dịu, một số đã phải thực hiện những hy sinh to lớn. Chúng tôi phải tôn vinh họ, đảm bảo rằng những tác động tích cực mà các lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ đã thực hiện và tiếp tục thực hiện không bị bỏ quên hoặc bị làm suy yếu khi đối mặt với những kỳ vọng không thực tế, các nguồn lực bị hạn chế hoặc các vụ vi phạm nhân quyền và lạm dụng tình dục đã bị đưa ra ánh sáng.
Mặc dù nó có thể là nguồn lực tài chính quan trọng được dành cho châu Phi dưới hình thức các chương trình phát triển, nhưng dù sao cũng đáng nhớ lại rằng cái giá của việc giữ gìn hòa bình chỉ chiếm một phần nhỏ trong chi tiêu quân sự của thế giới – một phần cực kì nhỏ. Việc tăng cường hoạt động gìn giữ hòa bình chắc chắn đòi hỏi việc gia tăng sự hỗ trợ tài chính, vốn cần phải đi đôi với những nỗ lực ngoại giao không thể thiếu nhằm ngăn chặn hoặc giải quyết các cuộc xung đột. Để điều này xảy ra, cộng đồng quốc tế phải sẵn sàng đầu tư. Như ngài Tổng thư ký Guterres đã nhận xét: “Cơ hội thành công gia tăng một cách đáng kể khi chúng ta nỗ lực làm việc cùng với các quốc gia thành viên và cùng nhau chia sẻ những gánh nặng, rủi ro và trách nhiệm. Chúng ta rất cần cần một bước nhảy vọt về ngạch số qua việc tham gia tập thể” [1].
Thưa ngài chủ tịch,
Để có được một sự tham gia thực sự hiệu quả và tập thể, chúng ta phải hướng đến những người trẻ Châu Á, những người xứng đáng có được một sự tiếp cận tốt hơn với giáo dục có chất lượng và nỗ lực làm việc để nhận ra tiềm năng to lớn của họ, do đó, giúp những người trẻ này trở thành những nhân tố chủ chốt trong việc xây dựng đất nước của họ và chiếm vị trí xứng đáng của họ với tư cách là những nhà lãnh đạo tương lai. Ngược lại đó chính là thực tế đáng buồn khiến nhiều người trẻ châu Phi không được đến trường hoặc không được tiếp cận với giáo dục dưới mọi hình thức. Không có triển vọng, họ trở thành những con mồi của một tương lai bị bóc lột và bạo lực. Như một biện pháp phòng ngừa, cộng đồng quốc tế, đặc biệt thông qua các lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ, cần phải tìm kiếm sự hợp tác lớn hơn với các quần thể địa phương để tận dụng các nguồn lực đáng kinh ngạc – cả con người và tự nhiên – mà qua đó châu Phi đã được phú cho, để sử dụng chúng một cách hữu ích.
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào ở châu Phi đã trở thành một tai họa khi các hoạt động khai thác của họ không mang lại lợi ích cho người dân, và tệ hơn khi chiến tranh và các cuộc xung đột trở nên trầm trọng hơn hoặc thậm chí gây ra một màn khói đối với hoạt động khai thác bất hợp pháp và lạm dụng những nguồn tài nguyên quý giá đó. Trong cuộc họp báo trên chuyến bay khi trở về Rome từ Cộng hòa Trung Phi, ĐTC Phanxicô đã ghi nhận thực tế đáng buồn rằng “có những kẻ quyền lực chỉ tìm kiếm sự giàu có của châu Phi… nhưng họ không nghĩ đến việc giúp lục địa này phát triển” [2].
Thưa ngài chủ tịch,
Tăng cường sự chú ý đối với vấn đề hòa bình và an ninh trên lục địa châu Phi, cũng như vai trò hết sức cụ thể của các hoạt động gìn giữ hòa bình được củng cố, sẽ giúp các quốc gia châu Phi phát triển thịnh vượng. Điều này sẽ mang lại lợi ích không chỉ cho các quốc gia trong khu vực mà còn có lợi cho các quốc gia khác.
Xin cám ơn ngài chủ tịch!
Minh Tuệ chuyển ngữ
- Tổng Thư ký António Guterres, Phát biểu tại cuộc Tranh luận Cấp cao của Hội đồng Bảo an về Hành động Tập thể nhằm Cải thiện các Hoạt động Gìn giữ Hòa bình của Liên Hợp Quốc, ngày 28 tháng 3 năm 2018.
- ĐTC Phanxicô, Hội nghị báo chí trên chuyến bay từ Cộng hòa Trung Phi trở Rome, ngày 30 tháng 11 năm 2015.