Quá trình đàm phán đã mang lại ánh sáng cho thực tế về vấn đề di cư quốc tế
Hôm 13 tháng 7 vừa qua, Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, Quan sát viên thường trực của Tòa thánh tại LHQ, đã có bài phát biểu tại phiên họp kết thúc các cuộc đàm phán liên chính phủ về Hiệp ước Toàn cầu về vấn đề di cư an toàn, trật tự và thường xuyên.
Trong tuyên bố của mình, Đức Tổng Giám mục Auza cho biết rằng quá trình đàm phán gần hai năm đã mang lại ánh sáng cho thực tế về vấn đề di cư quốc tế và hiện đang chờ được chính thức áp dụng tại Marrakesh vào tháng 12, Hiệp ước sẽ đóng vai trò như một khuôn khổ toàn diện chưa từng có và đồng thời là điểm tham chiếu quốc tế về thực tiễn tốt nhất cũng như sự hợp tác quốc tế giữa các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức dựa trên đức tin liên quan đến việc quản lý vấn đề di cư toàn cầu. Hiệp ước, Đức TGM Auza nói, sẽ khiến cho điều đó trở nên khó khăn đối với bất cứ ai không nhận thức được những thách thức mà những người di cư phải đối mặt hoặc né tránh trách nhiệm chung đối với họ. Đức TGM Auza đã nhắc nhở mọi người về lời kêu gọi của ĐTC Phanxicô để chào đón, bảo vệ, thúc đẩy và hội nhập những người di cư và đồng thời cũng chia sẻ rằng ngài tin rằng Hiệp ước Toàn cầu không chỉ được tôn trọng mà còn được xây dựng dựa trên những nguyên tắc này. Đức TGM Auza cũng đã bày tỏ hy vọng của Tòa Thánh rằng Hiệp ước này sẽ không chỉ giúp quản lý vấn đề di cư tốt hơn mà còn là một bước tiến quan trọng hướng tới tinh thần liên đới và lòng thương xót đối với phẩm giá của tất cả mọi người di cư cũng như phục vụ cho tất cả nhân loại.
Dưới đây là phát biểu của Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza:
Kính thưa ngài Chủ tịch Đại hội đồng LHQ,
Phó Tổng thư ký,
Các vị đồng điều phối viên,
Các vị Đại diện đặc biệt về vấn đề Di cư quốc tế và Tổng thư ký Hội nghị liên chính phủ thông qua Hiệp ước Toàn cầu về vấn đề di cư an toàn, trật tự và thường xuyên,
Thưa các đồng nghiệp,
Phái đoàn của tôi muốn bắt đầu bằng cách cảm ơn các vị đồng điều phối viên và đội ngũ của họ vì sự cống hiến và nhiệm vụ đầy khó khăn của họ trong việc hướng dẫn toàn bộ quá trình từ đầu đến thời điểm này. Tôi rất hân hạnh khi được cùng cộng tác với quý vị và chúng tôi hết sức mong đợi chặng cuối cùng trong cuộc hành trình của chúng ta khi chúng ta hướng đến việc áp dụng chính thức Hiệp ước Toàn cầu về vấn dề di cư an toàn, trật tự và thường xuyên ở Marrakesh vào tháng 12 này.
Chúng tôi muốn ngỏ lời cảm ơn bà Arbor và đội ngũ của bà vì sự hỗ trợ và hướng dẫn kỹ thuật của bà. Văn phòng của bà đã trở thành trọng tâm của câu chuyện tích cực vốn đã thúc đẩy các giai đoạn chuẩn bị và các cuộc đàm phán liên chính phủ về Hiệp ước Toàn cầu này.
Thưa các vị đồng điều phối viên,
Quá trình lâu dài, toàn diện này đã huấn luyện chúng ta một cách sâu sắc về thực tế của vấn đề di cư quốc tế. Việc linh hoạt trao đổi những ý tưởng xung quanh vấn đề, các cuộc tranh luận trung thực về một số thuật ngữ và nguyên tắc quan trọng liên quan, rất nhiều các cuộc hội thoại và đối thoại giữa các Phái đoàn và các vị đồng điều phối cũng như trong chính các Phái đoàn, và danh mục về những thực tiễn tốt nhất hiện nay vốn là một phần của Hiệp ước Toàn cầu đã hy vọng biến đổi sự hiểu biết của chúng ta về vấn đề di cư quốc tế được tốt hơn.
Khuôn khổ toàn diện đầu tiên về vấn đề di cư này sẽ chính là điểm tham chiếu quốc tế về thực tiễn tốt nhất và việc hợp tác quốc tế trong việc quản lý vấn đề di cư toàn cầu, không chỉ đối với Chính phủ mà còn đối với các tổ chức phi chính phủ mà trong số đó là các tổ chức dựa trên đức tin, những người thực sự là những cánh tay và những đôi chân tron công chúng để hỗ trợ những người di cư gặp khó khăn. Hiệp ước Toàn cầu này sẽ khiến cho điều này trở nên khó khăn hơn đối với mọi người – nhà nước, xã hội dân sự hay bất kỳ ai trong chúng ta – không nhận thức về những thách thức mà những người phải sống cảnh nay đây mai đó phải đối mặt và không đáp ứng được trách nhiệm chung của chúng ta đối với họ, đặc biệt đối với những người cần đến sự liên đới của chúng ta nhất.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tóm lược những trách nhiệm chung và tinh thần liên đới này trong bốn động từ: chào đón, bảo vệ, khuyến khích và hội nhập. Phái đoàn của tôi vững tin rằng đã có một nỗ lực chân thành về phía tất cả mọi người để xây dựng tòa lâu đài của Hiệp ước Tòa cầu dựa trên cơ sở vững chắc của các nguyên tắc này vốn đảm bảo việc tôn trọng phẩm giá của tất cả những người di cư. Cách đây đúng một tuần, ĐTC Phanxicô đã nhắc nhở chúng ta rằng “trước những thách thức của các phong trào di cư đương đại, phản ứng hợp lý duy nhất là tinh thần liên đới và lòng thương xót. Một phản ứng ít quan tâm đến tính toán hơn là sự cần thiết đối với việc phân chia trách nhiệm công bằng, một sự đánh giá trung thực và chân thành về các giải pháp thay thế và quản lý thận trọng. Một chính sách công bằng là một chính sách nhằm mục đích phục vụ con người cũng như tất cả những người có liên quan; một chính sách cung cấp các giải pháp vốn có thể đảm bảo vấn đề an ninh, tôn trọng quyền và phẩm giá của tất cả mọi người; một chính sách quan tâm đến lợi ích của một quốc gia riêng, trong khi tính đến những người khác trong một thế giới kết nối hơn bao giờ hết” [1]
Trong khi Phái đoàn của tôi mong muốn đảm bảo rằng Giáo hội Công giáo sẽ tiếp tục cam kết trọn vẹn vì lợi ích của những người di cư, luôn tôn trọng quyền và phẩm giá con người của họ, Toà Thánh nuôi dưỡng hy vọng rằng Hiệp ước sẽ không chỉ là vấn đề về việc quản lý tốt vấn đề di cư, nhưng thực sự là, như là mục đích tối thượng của nó, một bước tiến quan trọng trong việc phục vụ con người, không chỉ của những người di cư, mà còn là tất cả nhân loại.
Xin cảm ơn!
[1] ĐTC Phanxicô, Bài giảng Thánh Lễ dành cho những người di cư, Đền thờ Thánh Phêrô, Vatican, ngày 6 tháng 7 năm 2018.
Minh Tuệ chuyển ngữ