Đức TGM Auza phát biểu tại LHQ về sự phát triển xã hội

Mặc dù có nhiều tiến bộ trong tiến trình xoá đói giảm nghèo, đi kèm với sự tăng trưởng kinh tế mới, cùng với sự tiến bộ công nghệ và các hiệp định quốc tế đầy hứa hẹn, tình trạng bất bình đẳng trên thế giới hiện vẫn đang gia tăng với số lượng lớn những người lâm vào cảnh đói kém và bị loại trừ. Điều này là bởi vì sự tăng trưởng kinh tế đảm bảo sự phát triển xã hội không tập trung vào phẩm giá con người và đồng thời không giải quyết được những nguyên nhân gốc rễ của sự bất bình đẳng cũng như sự loại trừ. Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza, Sứ Thần Tòa Thánh và Quan sát Thường trực của Tòa Thánh tại LHQ đã đưa ra những lời nhận xét tại New York hôm thứ Hai 2/10 vừa qua.

RV3688_ArticoloSự phát triển con người toàn diện

Phát biểu tại một cuộc họp của Đại hội đồng LHQ về vấn đề phát triển xã hội, Đức Tổng Giám mục người Philippines đã kêu gọi sự hiểu biết rộng rãi hơn về sự phát triển con người toàn diện để đảm bảo rằng những người dễ bị tổn thương nhất và những người bị gạt ra bên lề xã hội sẽ không bị loại trừ khỏi những thành tựu chung của tiến trình này. Nền kinh tế quốc tế phải được dựa trên sự phát triển toàn diện của con người, nếu không, như ĐTC Phanxicô đã cảnh báo trong Thông điệp ‘Laudato Si’, con người sẽ được coi như là “những đối tượng đơn thuần chỉ phụ thuộc vào sự thống trị của con người, tạo ra “sự bất bình đẳng to lớn, sự bất công cũng như những hành động của bạo lực chống lại đa số nhân loại…”

Con người phải được đặt lên trước hết – những người dễ bị tổn thương

Thay vào đó, nền kinh tế toàn cầu cần phải tìm cách đem lại lợi ích cho tất cả mọi người, cả về vật chất lẫn tinh thần. Điều này bao gồm một nền văn hoá gặp gỡ, bước ra bên ngoài và làm việc với những người nghèo, gặp gỡ và trao đổi với những người dễ bị tổn thương trong xã hội của chúng ta – hay nói cách khác, điều đó có nghĩa là phải đặt con người lên trước hết.

Phê phán mô hình kinh tế hiện nay, Sứ thần Tòa Thánh nói, nó có xu hướng nhấn mạnh đến sự thành công và sự tự lực cánh sinh đối với cộng đồng. Cần có các chính sách và đầu tư, tạo khả năng cho những người dễ bị tổn thương, củng cố các cộng đồng tự nhiên và giúp đỡ những người bị gạt ra bên lề xã hội khỏi việc bị loại trừ. Chúng ta không thể làm giảm bớt các nhu cầu của những người bị gạt ra bên lề xã hội với những điều khoản kinh tế thuần túy, Đức TGM Auza nói.

Những người cao tuổi, những người tàn tật, thanh niên, di dân, những người tị nạn

Về vấn đề này, Đức TGM Auza đã chỉ ra rằng những người cao tuổi và những người tàn tật, hiện đang phải đối mặt với những hình thức trầm trọng nhất của việc phân biệt đối xử và bạo lực. Việc đầu tư vào các mạng lưới an toàn như: việc chăm sóc sức khoẻ, quỹ lương hưu và việc chăm sóc tại gia là hết sức cần thiết trong việc làm giảm thiểu tính chất dễ bị tổn thương của những người thiệt thòi nhất.

Theo nhà ngoại giao Vatican, việc phát triển xã hội cũng có nghĩa là công việc xứng hợp với phẩm giá của những người trẻ. Đức TGM Auza kêu gọi các chính sách vốn khuyến khích việc huấn nghệ và cung cấp các khoản vay nhỏ cũng như các cơ hội đặc biệt cho những người phụ nữ trẻ và các thiếu nữ. Đức TGM Auza cũng kêu gọi việc tôn trọng nhân quyền của những người nhập cư và những người tị nạn, đồng thời cung cấp cho họ các dịch vụ cơ bản, bao gồm việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu cũng như việc giáo dục trẻ em.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết