Đức TGM Auza: ‘Nghèo khổ và bạo lực cản trở sự tiến bộ của nhiều phụ nữ cũng như các thiếu nữ’

Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc, cho biết rằng cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để bảo vệ phẩm giá của phụ nữ, đồng thời thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của họ trong gia đình và xã hội. Phái đoàn của Vatican, theo Đức TGM Auza, “ủng hộ mạnh mẽ cộng đồng quốc tế trong những nỗ lực nhằm nâng cao nhận thức và đồng thời đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm ngăn chặn hiện tượng đáng ghê tởm của bạo lực xảy ra với phụ nữ và các trẻ em gái nhập cư”.

Các điều kiện ở nhiều nơi trên thế giới đã buộc phụ nữ và nhiều trẻ em gái phải chịu đựng gánh nặng của việc thực hiện các công việc hàng ngày đối với gia đình và cộng đồng của họ, khiến nhiều người trong số họ thậm chí đã không có được nền giáo dục cơ bản, vị Sứ Thần Tòa Thánh cho biết hôm 6 tháng Mười vừa qua.

Phụ nữ thường là nạn nhân của tình trạng bạo lực tình dục cũng như nhiều hình thức bạo lực khác, vốn ngăn cản họ khỏi việc cải thiện cuộc sống cho bản thân cũng như gia đình của họ, Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc, cho biết. Phụ nữ và các trẻ em gái nhập cư đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi những tình huống này, Đức TGM Auza cho biết thêm.

Archbishop Bernardito Auza, the Vatican's permanent observer to the United Nations, speaks during a conference at the United Nations July 13 on issues related to the trafficking of children and youth. The Vatican's U.N. mission sponsored the event. The World Day Against Trafficking in Persons is observed annually July 30. (CNS photo/Gregory A. Shemitz) See story to come.

Đức TGM Auza đã phát biểu về vấn đề tiến bộ của phụ nữ trong một phiên họp tại Liên hợp quốc của Ủy ban thứ ba, vốn tập trung vào các vấn đề xã hội, nhân đạo và văn hoá.

“Phụ nữ trẻ ở các khu vực nông thôn tham gia một cách không tương xứng vào các công việc gia đình không lương và đặc biệt phải chịu gánh nặng lớn nhất khi không được tiếp cận với nước sạch cũng như các điều kiện vệ sinh có sẵn”, Đức TGM Auza nói. “Họ buộc phải dành thời gian đáng kể cũng như nỗ lực để thu gom nước cho cộng đồng, và khi làm như vậy, việc tiếp cận với giáo dục cơ bản của họ thường bị cản trở, không kể đến việc ở nhiều nơi xa xôi hẻo lánh, họ cũng có nguy cơ trở thành nạn nhân của bạo lực”.

Việc không đạt được “nhân quyền cơ bản này” đối với việc tiếp cận phổ cập đối với nguồn nước có thể uống được và an toàn “có thể làm suy yếu các quyền con người khác, vì đó chính là điều kiện tiên quyết để thực hiện các quyền ấy”.

Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thông điệp Laudato Si của mình đã chỉ ra “tình trạng bị bỏ rơi và không được quan tâm chăm sóc … mà nhiều người dân ở nông thôn gặp phải mà không có sự tiếp cận với các dịch vụ thiết yếu”, Đức TGM Auza trích dẫn Thông điệp. Ở nhiều nơi, ĐTC Phanxicô ghi nhận, “một số công nhân đã bị đối xử như những người nô lệ, không có các quyền lợi hoặc thậm chí cũng không có hy vọng để có được một cuộc sống xứng hợp với phẩm giá con người hơn”.

“Phụ nữ và các trẻ em gái thường phải chịu đựng “gánh nặng nặng nề nhất từ những hành động tước đi các quyền lợi này”, Đức TGM Auzza nói.

Về giáo dục, “những tiến bộ đáng kể đã được thực hiện đối với sự cân bằng giữa các bé trai và các bé gái từ những gia đình giàu có tương đối hoặc kha khá về kinh tế”, Đức TGM Auzza nói, nhưng phụ nữ và trẻ em gái sống trong nghèo đói lại thiếu học vấn, các kỹ năng đọc viết cũng như các cơ hội đối với giáo dục cho người trưởng thành.

Các bé gái vị thành niên “có nguy cơ cao nhất bị loại trừ khỏi giáo dục do những khó khăn về xã hội và kinh tế”, Đức TGM Auzza nói. “Bất cứ khi nào những người phụ nữ trẻ và các bé gái không được tiếp cận với giáo dục, họ sẽ bị cản trở để trở thành những con người xứng với phẩm giá của mình với sự phát triển của chính họ”.

Để thay đổi thực trạng này, “cần phải giải quyết nhu cầu vật chất cơ bản của tất cả các bé gái ở độ tuổi đi học ở các khu vực nông thôn”, Đức TGM Auzza nói. Một sáng kiến đã được “chứng minh hiệu quả”, Đức TGM Auzza chia sẻ, đó là việc cung cấp các bữa ăn tại trường học nhằm giảm sự vắng mặt của các bé gái. Những nỗ lực như vậy cần phải được khuyến khích “để đảm bảo việc tiếp cận giáo dục đối với tất cả mọi bé gái”, Đức TGM Auzza cho biết thêm.

Mối quan hệ hợp tác giữa các nông dân địa phương, bao gồm cả phụ nữ, và Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc để cung cấp “các ăn từ các sản phẩm trong nước tại các trường học” ở 37 quốc gia chính là “một ví dụ điển hình đầy hy vọng”, Đức TGM Auzza nói. Nỗ lực “chú ý đến tất cả các nhu cầu của các bé trai và các bé gái, thúc đẩy giáo dục và tăng khả năng tiếp cận thị trường đồng thời đối với tất cả mọi phụ nữ”.

Đặt trụ sở tại Rome, Chương trình Lương thực Thế giới là tổ chức nhân đạo lớn nhất thế giới nhằm giải quyết nạn đói và thúc đẩy vấn đề an ninh lương thực.Tổ chức cung cấp viện trợ lương thực cho trung bình 80 triệu người ở 76 quốc gia mỗi năm.

Đề cập đến tình trạng bạo lực mà phụ nữ và các bé gái phải đối mặt, Đức TGM Auza đã trích dẫn lời của ĐTC Phanxicô rằng việc loại trừ bạo lực là không thể “cho đến khi việc loại trừ cũng như sự bất bình đẳng trong xã hội và giữa các dân tộc bị đảo ngược”.

“Thông qua tình trạng nghèo đói và sự loại trừ, các trẻ vị thành niên, đặc biệt là ở nông thôn, cũng trải qua việc gia tăng khả năng bị bóc lột tình dục, tảo hôn và các hình thức bạo lực không thể chấp nhận được”, Đức TGM Auza cho biết. “Sự phổ biến khủng khiếp của bạo lực đối với phụ nữ, do đó, vẫn là một ví dụ nổi bật và đáng buồn về mối liên hệ sâu xa giữa việc loại trừ về mặt kinh tế và vấn đề bạo lực”.

Đức TGM Auza cũng thảo luận về cuộc khủng hoảng di cư toàn cầu hiện nay cũng như những ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ và trẻ em gái di cư nói riêng, đồng thời nhắc nhở cộng đồng toàn cầu rằng tất cả mọi người đều có trách nhiệm “chào đón, bảo vệ, khuyến khích và hội nhập” tất cả những anh chị em người di dân và những người tị nạn.

“Hàng triệu phụ nữ và trẻ em gái đang chạy trốn cuộc xung đột bạo lực hoặc cảnh nghèo đói cùng cực đã bị bóc lột bởi những tay buôn người hoặc những kẻ trục lợi dọc theo các tuyến đường đầy nguy hiểm và thậm chí ngay cả trong các cộng đồng địa phương của họ”, Đức TGM Auza nói.

Phái đoàn của Vatican, Đức TGM Auza nói, “ủng hộ mạnh mẽ cộng đồng quốc tế trong những nỗ lực nhằm nâng cao nhận thức và đồng thời đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm ngăn chặn hiện tượng đáng ghê tởm của bạo lực xảy ra với phụ nữ và các trẻ em gái nhập cư”.

“Phụ nữ thường phải can đảm che chở và bảo vệ gia đình mình, họ đã phải hy sinh rất nhiều để có được cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân cũng như con cái của mình”, Đức TGM Auza nói. “Họ xứng đáng được trợ giúp và hỗ trợ để thực hiện những nguyện vọng hợp pháp của mình để có một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân cũng như cho những người thân yêu của mình”.

Đức TGM Auza nhấn mạnh rằng Vatican “vẫn cam kết mạnh mẽ” đối với các nỗ lực nhằm “thực sự bảo vệ phẩm giá của phụ nữ, đồng thời thúc đẩy sự phát triển toàn diện cũng như sự tiến bộ của họ trong gia đình và xã hội”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết