Đức TGM Auza: ‘Hy vọng về một thế giới không có vũ khí hạt nhân’

  • Tin tức
  • Thứ Sáu, 29-09-2017 | 11:44:42

Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza, Sứ Thần Tòa Thánh, Quan sát thường trực của Toà Thánh tại Liên Hiệp Quốc, đã đưa ra một tuyên bố hôm thứ Ba 26/9 vừa qua tại phiên họp toàn thể cấp cao nhằm kỷ niệm và cổ võ Ngày Quốc tế về Xoá bỏ Vũ hoàn toàn khí Hạt nhân được tổ chức vào tháng Chín hàng năm.

RV20274_ArticoloDưới đây là phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza: 

Thưa ngài chủ tịch, 

“Tương lai của nhân loại nằm trong tay những người đủ quyền lực để cung cấp cho các thế hệ mai sau những lý do để sống và hy vọng”.

Tòa Thánh đã ký kết và phê chuẩn Hiệp ước về Ngăn cấm Vũ khí Hạt nhân trong lễ ký kết vào ngày 20 tháng 9 vừa qua, vì nó mang lại hy vọng cho những ai đang sống cũng như những người vẫn còn chưa được sinh ra rằng một ngày nào đó thế giới của chúng ta sẽ không có vũ khí hạt nhân, mà trong hơn 70 năm qua, đã làm lu mờ đi khát vọng hòa bình của nhân loại. Hiệp ước đã đáp ứng những thách thức mà ĐTC Phanxicô đã đặt ra cho cộng đồng quốc tế tại buổi khai mạc các cuộc đàm phán vào hồi tháng 3 năm ngoái “để áp dụng các chiến lược hướng tới tương lai nhằm thúc đẩy mục tiêu hòa bình và ổn định và đồng thời tránh những cách tiếp cận thiển cận đối với những vấn đề xung quanh vấn đề an ninh quốc gia và quốc tế”.

Các quốc gia ký Hiệp ước đã bác bỏ lối ngụy biện rằng “có thể làm đúng” và hệ lụy nguy hại mới của nó là một số quốc gia có quyền đối với vũ khí hạt nhân trong khi những nước khác thì không. Ngược lại, khi tuân thủ Hiệp ước, họ khẳng định rằng việc đạt được và duy trì hòa bình và an ninh quốc tế bao gồm trong những điều ủng hộ công ích chung của toàn thể nhân loại.

Hiệp ước là một đóng góp quan trọng cho nỗ lực tổng thể hướng tới việc hoàn toàn cấm phổ biến vũ khí hạt nhân và giải trừ vũ khí hạt nhân. Đó là một đóng góp tích cực cho việc thực hiện cam kết của các quốc gia thành viên của Hiệp ước về Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT) “nhằm theo đuổi các cuộc đàm phán một cách thiện chí với các biện pháp hữu hiệu liên quan đến việc chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân vào một ngày gần đây và việc giải trừ vũ khí hạt nhân”.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến Hiệp ước về Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân trong một dòng tweet của mình được đăng tải vào sáng hôm qua 28/9: “Chúng ta hãy cam kết đối với một thế giới không có vũ khí hạt nhân bằng cách thực hiện Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân để xóa bỏ những thứ vũ khí gây cảnh chết chóc này”.

Hơn nữa, Điều VI của NPT cam kết các quốc gia kí kết “thực hiện các cuộc đàm phán một cách có thiện chí với các biện pháp hữu hiệu” không chỉ đối với việc giải trừ vũ khí hạt nhân, mà còn “đối với hiệp ước về giải trừ quân bị tổng thể và hoàn toàn dưới sự kiểm soát quốc tế nghiêm ngặt và có hiệu quả”. Việc giải trừ quân bị tổng thể và hoàn toàn phải đi kèm với việc giải trừ hạt nhân vì quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ được thuyết phục để loại bỏ kho vũ khí hạt nhân và các vũ khí hủy diệt hàng loạt khác mà không có sự đảm bảo rằng họ sẽ không còn phải đối mặt với sự mất cân bằng của các loại vũ khí thông thường. Không có những bước tiến sâu rộng hơn nữa hướng tới việc giải trừ quân sự, các quốc gia khác phụ thuộc vào vũ khí hạt nhân của các đồng minh vì sự an toàn của họ trong khuôn khổ của “chính sách mở rộng” sẽ chắc chắn rằng việc loại bỏ vũ khí hạt nhân không làm suy yếu vấn đề quốc phòng của họ. Do đó, phái đoàn của tôi tin tưởng rằng việc giải trừ hạt nhân có thể được theo đuổi một cách có hiệu quả hơn nếu nó được đi kèm với những nỗ lực không kém phần quyết định hướng tới việc giải trừ quân bị tổng thể và hoàn toàn.

Hơn nữa, chúng ta không được bỏ qua tiến trình dừng tiến độ theo các Hiệp ước khác, chẳng hạn như Hiệp ước Cấm thử Hạt nhân Toàn diện (CTBT). Rất khó để hình dung và thiết lập các khối xây dựng bổ sung trong cấu trúc kiểm soát vũ khí hạt nhân khi đàm phán các thỏa thuận hiện tại. Do đó, Toà Thánh nhắc lại sự ủng hộ của mình đối với các quốc gia mà việc phê chuẩn của họ là bắt buộc để bắt đầu có hiệu lực đối với tất cả các Hiệp ước nhằm thúc đẩy các nỗ lực hướng tới việc không phổ biến vũ khí hạt nhân và giải trừ vũ khí hạt nhân.

 Cuối cùng, Lời tựa của Hiệp ước về Cấm vũ khí hạt nhân nói rằng, “Việc thiết lập và duy trì hòa bình và an ninh thế giới được thúc đẩy với sự biến đổi ít nhất đối với các loại quân trang của các nguồn lực con người và kinh tế thế giới”. Điều này phù hợp với Nghị quyết 71/62 của Đại hội đồng LHQ, vốn được thông qua theo sự nhất trí, về mối quan hệ giữa việc giải trừ quân bị và sự phát triển, cũng như việc củng cố Mục tiêu 16 của các Mục tiêu Phát triển Bền vững vốn nhằm mục đích “thúc đẩy các xã hội hòa bình và hòa nhập đối với việc phát triển bền vững, mang lại việc tiếp cận đối với công lý cho tất cả mọi người và đồng thời xây dựng các thể chế có hiệu quả, có trách nhiệm và hòa nhập ở tất cả các cấp độ”.

Về vấn đề này, Tòa Thánh kêu gọi các Chính phủ xem xét việc tái phân bổ một phần đáng kể các nguồn lực mà họ có thể tiết kiệm được trong việc giải trừ quân bị đối với sự phát triển của mọi công dân cũng như của các dân tộc trên khắp thế giới. 

Xin cám ơn ngài chủ tịch!

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết