Đức Tổng Giám mục Auza nhấn mạnh nhu cầu của trẻ em và các gia đình
Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, Quan sát viên thường trực của Tòa thánh tại LHQ, vào ngày 4 tháng 6 năm 2018, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các chính sách tập trung vào con người và giúp đỡ trẻ em và các gia đình.
Những lời nhận xét của Đức TGM Auza đã được đưa ra trong một bài phát biểu trong buổi khai mạc vòng đàm phán liên chính phủ lần thứ năm về Hiệp ước toàn cầu về việc di cư an toàn, trật tự và thường xuyên (GCM).
Trong tuyên bố của mình, Đức Tổng Giám mục Auza cho biết rằng bản dự thảo hiện tại của GCM được đặt tiền đề dựa trên các quyền bổ sung của các quốc gia nhằm xác định chính sách di dân của họ và các chính sách tập trung vào con người vốn duy trì phẩm giá và nhân quyền của những người di cư. Đức TGM Auza đã bày tỏ lòng biết ơn vì sự tham khảo cụ thể đến công việc của các tổ chức dựa trên đức tin cũng như đối với các công việc đã được thực hiện nhằm thiết lập một khuôn khổ chuẩn mực toàn diện đối với những thực tiễn tốt nhất và các chính sách di cư và để khép lại những thiếu sót từ bản dự thảo trước đó, đặc biệt bằng cách bao gồm nguyên tắc không gửi trả (non-refoulement) và giải pháp thiết thực nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho trẻ em, cho việc đoàn tụ gia đình, đặc biệt là những người di cư dễ bị tổn thương và nạn nhân của những thiên tai bất ngờ. Đức TGM Auza cũng bày tỏ lo ngại về việc đưa các tài liệu tham khảo vào các tài liệu vốn chưa được đàm phán và thiếu sự đồng thuận bên cạnh những tài liệu đã trở thành đối tượng của các cuộc đàm phán liên chính phủ.
Dưới đây là bài phát biểu của Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza:
Thưa các vị đồng điều phối thân mến,
Phái đoàn của tôi xin chân thành cảm ơn quý vị và đội ngũ của quý vị về những nỗ lực liên tục nhằm bảo toàn tính toàn vẹn và mục đích của Hiệp ước Toàn cầu trong khi phản ứng với những mối bận tâm chính đáng được thể hiện bởi các Phái đoàn trong suốt quá trình.
Dự thảo hiện tại phản ánh điều mà cộng đồng quốc tế đã trau dồi từ thực tế, đó là sự di cư an toàn, trật tự và thường xuyên được đặt tiền đề dựa trên quyền về chủ quyền của các quốc gia nhằm xác định chính sách di cư của họ và các chính sách tập trung vào con người vốn duy trì phẩm giá và nhân quyền của những người di cư. Dự thảo hiện tại cho thấy rằng hai nguyên tắc này không hề trái ngược nhau, nhưng bổ sung, và cung cấp, về mặt quốc tế, nền tảng cho chính sách di cư hiệu quả.
Thưa các vị đồng điều phối,
Phái đoàn của tôi hoan nghênh những nỗ lực của quý vị nhằm tìm ra giải pháp cho những mối bận tâm về cấu trúc của văn bản, đề xuất một dự thảo sửa đổi, theo ý kiến của chúng tôi, phản ánh một cách đầy đủ tính chất ràng buộc phi pháp lý của Hiệp ước và đồng thời thiết lập một khuôn khổ quy phạm toàn diện của những thực tế tốt nhất và các chính sách di cư vốn đã được chứng minh là công cụ trong việc giúp cho các quốc gia đáp ứng nhu cầu về hoàn cảnh cụ thể của quốc gia và khu vực của họ. Điều này sẽ tiếp tục là tài sản lớn nhất của Hiệp ước và đồng thời cũng là thước đo đối với sự thành công của nó.
Phái đoàn của tôi cũng đánh giá cao những nỗ lực của quý vị để khép lại những thiếu sót vẫn còn tồn tại trong phiên bản trước đây của dự thảo. Đặc biệt, chúng tôi hoan nghênh việc đưa vào nguyên tắc không gửi trả, việc áp dụng các giải pháp thiết thực để giải quyết vấn đề di dời gây ra bởi những thiên tai đột ngột, danh sách rõ ràng về các dịch vụ xã hội cơ bản mà các quốc gia cung cấp, và một số điểm tham chiếu cụ thể đối với lợi ích tốt nhất của trẻ em, đối với việc đoàn tụ gia đình, với công việc của các tổ chức dựa trên đức tin và đối với việc bảo vệ những người di cư đặc biệt dễ bị tổn thương.
Ngoài ra, ngôn từ đã được cải thiện về việc trở lại và bị giam giữ, các con đường mòn thường xuyên, cũng như về sự hợp tác quốc tế, đã tiến gần đến việc cung cấp sự cân bằng được các phái đoàn yêu cầu trong các vòng đàm phán và thảo luận trước đó.
Thưa các vị đồng điều phối,
Khi chúng ta giải quyết từng phần và từng mục tiêu, phái đoàn của tôi vẫn có một số lo ngại về một số điểm tham chiếu xuất hiện trong dự thảo.
Bởi vì hiện nay, chúng tôi muốn kêu gọi sự chú ý của quý vị đối với một vấn đề cụ thể mà chúng tôi đã nêu ra từ vòng đàm phán đầu tiên: cụ thể là việc đưa vào các tài liệu đã không được thương lượng về mặt quốc tế vốn đã không chia sẻ sự đồng thuận trong Đại hội đồng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Khung Ưu tiên và Các nguyên tắc hướng dẫn nhằm thúc đẩy sức khỏe của những người tị nạn và những người di cư là một trong số đó.
Như chúng tôi đã chỉ ra, khuôn khổ cụ thể này, không giống như những chỉ dẫn MICIC (Migrant in Countries in Crisis – Di dân ở các quốc gia khủng hoảng), chẳng hạn, không được các Quốc gia thương lượng hoặc thỏa thuận về mặt quốc tế. Việc thiếu sự giám sát liên chính phủ đã cho phép tài liệu của WHO thúc đẩy một cách rõ ràng gói dịch vụ y tế gây tranh cãi được gọi là MISP (Minimal Initial Services Package – Gói dịch vụ ban đầu tối thiểu), cả hai đều không có sự nhất trí và trong khi vẫn đang được xem xét. Do đó, một lần nữa chúng tôi kêu gọi việc xóa bỏ những điểm tham chiếu đối với các nguyên tắc của OHCHR (Văn phòng Cao ủy Nhân quyền) và Sổ tay GMG (Nhóm di cư toàn cầu), mà tương tự bao gồm ngôn ngữ gây tranh cãi vốn không được đàm phán về mặt quốc tế và đã bảo đảm không có sự đồng thuận.
Mỗi quốc gia có chủ quyền có thể đưa ra quyết định riêng của mình về cách thức tốt nhất để làm việc với các cơ quan LHQ và cách để phản ứng lại với những khuyến nghị của họ, nhưng các tài liệu nêu trên không nên được đưa vào Hiệp ước cùng với ngôn ngữ và những nguyên tắc vốn đã trở thành đối tượng của các cuộc đàm phán liên chính phủ; các cuộc đàm phán, quả thực, trong một số trường hợp, đã cố ý loại bỏ nhiều khuyến nghị mà các tài liệu này thúc đẩy.
Thưa các vị đồng điều phối,
Chúng tôi mong muốn tiếp tục làm việc tích cực hướng tới việc thông qua một văn bản đồng thuận vốn giải quyết một cách đầy đủ những mối bận tâm của các phái đoàn hiện diện và đồng thời duy trì phẩm giá và lòng nhân đạo đối với tất cả những người di cư, bất kể tình trạng của họ là gì.
Xin cảm ơn!
Minh Tuệ chuyển ngữ