Đức TGM Auza: “Cần phải tính đến những nhu cầu của con người, và đồng thời bảo tồn đáy đại dương 'không thể thay thế được'”

  • Tin tức
  • Thứ Sáu, 17-08-2018 | 22:40:11

Quan sát viên thường trực của Vatican tại Liên Hợp Quốc đã đưa ra một số nguyên tắc giúp hình thành nên một cơ cấu pháp lý. Những quy định này cũng cần tính đến những nhu cầu của con người và đồng thời bảo tồn đáy đại dương, vốn “không thể thay thế được”.

Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, Sứ Thần Tòa Thánh và Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên hợp quốc, đã tham dự Kỳ họp lần thứ 24 của Hội nghị Quốc tế về Đáy đại dương, được tổ chức vào ngày 24 tháng 7 năm 2018 tại Kingston, thủ đô Jamaica.

Schermata_2015-10-21_alle_12-16-46Đức Tổng Giám mục Auza đã nhấn mạnh tại Hội nghị rằng có một số vấn đề và lợi ích liên quan đến việc khai thác đáy đại dương. Tuy nhiên, trên hết, “Điều quan trọng cần phải ghi nhớ đó chính là con người phải là trung tâm của mọi quyết định và hành động của chúng ta khi chúng ta xây dựng các quy định và luật lệ phát xuất từ việc đặt con người lên trên hết mọi lợi ích trước mắt”, vị Giám chức nhấn mạnh.

Chắc chắn sẽ có những người sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp và tức thì bởi việc khai thác đáy đại dương. Do đó, Đức Tổng Giám mục Auza cho biết rằng điều bắt buộc là những người này phải được tham gia vào những quyết định có liên quan đến cơ cấu pháp lý. “Những người này phải tham gia một cách  tích cực để lợi ích của họ phải được tính đến một cách hợp lý”, Đức Tổng Giám mục Auza nói.

Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh đã nhắc nhở Hội nghị rằng phần lớn các hoạt động khai thác đã diễn ra trong bối cảnh thương mại. Những bối cảnh này là “những khu vực nằm ngoài thẩm quyền quốc gia”. Để tạo ra một cơ cấu quản lý hiệu quả, các cơ quan quản lý “phải mời những thực thể này tham gia vào các cuộc thương thuyết”, Đức Tổng Giám mục Auza nhấn mạnh.

“Việc tính đến các công ty thương mại không nên cản trở các nhà chức trách kiểm tra tiến trình công nghiệp từ đầu đến cuối. . . nhưng giúp giảm thiểu những ảnh hưởng có hại cũng như giảm thiểu những rủi ro và những hậu quả vốn có của hoạt động khai thác”, Đức Tổng Giám mục Auza lưu ý.

Bằng cách kết luận những nhận xét của mình, Đức Tổng Giám mục Auza nhắc nhở Hội nghị rằng mục tiêu của nó chính là “việc tìm kiếm một sự quản lý bền vững lâu dài và hiệu quả hơn đối với các nguồn tài nguyên cũng như sự an toàn của con người và môi trường”.

Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ ra, việc cân bằng nhu cầu của các nhóm và lợi ích khác nhau thông qua một cuộc đối thoại rộng mở sẽ giúp tạo ra một cơ cấu quản lý mạnh mẽ hơn, vốn hướng đến vấn đề “công ích chung toàn cầu”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết