Đức Phanxicô với giới trẻ: “Hãy sẻ chia cuộc sống của các con, nếu không các con sẽ chấm dứt nó nơi một viện bảo tàng”

Trong cuộc hội thoại mới nhất thông qua ứng dụng Google Hangout với các bạn trẻ từ khắp nơi trên thế giới hôm thứ Sáu vừa qua, ĐTC Phanxicô nhấn mạnh rằng cuộc sống mà không sẻ chia với người khác thì cũng giống như “những thứ trong các viện bảo tàng”. Ngài cũng kêu gọi các bạn trẻ đừng ngã quỵ bởi “một nền giáo dục thượng lưu”, nhưng hãy trở thành những thành tố của việc “toàn cầu hoá về con người”, một điều vốn đã không hủy bỏ sự khác biệt mà tôn trọng đối với sự đa dạng của tất cả những người có liên quan.

Scholas-690x450

ROME – “Gặp gỡ” với các bạn trẻ trên toàn thế giới, ĐTC Phanxicô hôm thứ Sáu vừa qua đã nhấn mạnh về nhu cầu đối với một sự toàn cầu hoá của con người, ngược lại với một nền giáo dục “thượng lưu”, đồng thời nhắn nhủ với các bạn trẻ rằng một cuộc sống mà không chia sẻ với những người khác thì cũng giống như “những thứ trong viện bảo tàng”.

“Tất cả chúng ta đều có một điều gì đó để cho đi, và tất cả chúng ta cần phải rộng mở để đón nhận từ người khác, và theo cách này, chúng ta thực hiện việc toàn cầu hoá theo một cách thế mang tính nhân văn”, ĐTC Phanxicô cho biết hôm thứ Sáu.

Tất cả mọi người – ĐTC Phanxicô nói – đều mang một ý nghĩa đối với cuộc đời của mình, và các bạn trẻ tuổi nên chú trọng vào việc khám phá ra ý nghĩa cuộc đời mình là gì.

“Trong giáo dục, chúng ta đã đưa ra một sự lựa chọn sai lầm, một nền giáo dục thượng lưu”, ĐTC Phanxicô nói. “Chúng ta đã tạo ra những nhóm người luôn khép kín bởi tính ích kỷ”.

Sự cô lập này – ĐTC Phanxicô tiếp tục – khiến cho trái tim và tâm trí con người ta khép lại với chính bản thân họ, “làm cho chúng ta không thể suy nghĩ về người khác, không thể cảm nhận về người khác, hoặc thậm chí không thể cùng cộng tác với nhau”.

Cuộc gặp gỡ được thực hiện bởi tổ chức Scholas Ocurrentes, một tổ chức tuân theo các quy tắc Giáo hội đã bắt đầu hình thành cách đây 20 năm tại Argentina, khi ĐTC Phanxicô vẫn còn là Tổng giám mục Jorge Mario Bergoglio thuộc Địa phận Buenos Aires.

Như thường lệ, trong những cuộc gặp gỡ này, cuộc gặp gỡ bao gồm những cuộc hội thoại thông qua ứng dụng Google Hangout giữa ĐTC Phanxicô và các bạn trẻ từ khắp nơi trên thế giới. Lần này, các bạn trẻ đã gọi đến từ chín quốc gia bao gồm: Italy, Spain, Mexico, Colombia, Brazil, Paraguay, Argentina, the United Arab Emirates and Haiti.

Với một diện mạo tươi tắn, ĐTC Phanxicô đã đưa ra nhiều câu chuyện hài hước, một số hướng đến các thông dịch viên, những người đã gặp khó khăn trong việc dịch những từ chẳng hạn như “ningunear”. Đó là một từ hiếm khi được sử dụng trong tiếng Tây Ban Nha, và trong tiếng Anh, nó là một điều gì đó giống như “Nhìn ai đó với sự coi khinh, đặt bản thân cao hơn ai đó”.

Thông điệp Laudato Si, ĐTC Phanxicô bắt đầu ngắn gọn cách thực tế, nhận xét theo lối ứng khẩu vui hài rằng, xã hội cần những người trẻ “cũng giống như căn phòng này cần điều hòa không khí!” .

Căn phòng đó chính là những văn phòng mới của tổ chức Scholas Occurentes tại Rome. Mục tiêu của tổ chức đó chính là hội nhập các bạn trẻ từ những tầng lớp và địa vị xã hội khác nhau, thúc đẩy các hoạt động dẫn đến những điều mà ĐTC Phanxicô miêu tả như là một “nền văn hoá của sự gặp gỡ”.

Các bạn trẻ trong cuộc hội thoại đã tham gia một số hoạt động được thúc đẩy bởi tổ chức Scholas trong thời gian gần đây. Họ nói về việc học cách chia sẻ với các bạn đồng trang lứa thuộc các chủng tộc, tôn giáo và quốc tịch khác nhau. Việc chia sẻ này đã giúp họ cùng cộng tác với nhau nhằm hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn, trong khi phải chiến đấu với nhiều thứ vốn ảnh hưởng đến trẻ em trong độ tuổi đi học hiện nay, chẳng hạn như việc ức hiếp người khác.

ĐTC Phanxicô cũng nói về “ba thứ ngôn ngữ”, đó là những thứ ngôn ngữ của lý trí, của tâm tâm hồn, và đôi bàn tay.

“Các con sẽ phải đối diện với những rủi ro để có thể suy nghĩ về những điều các con cảm nhận và thực hiện, cảm nhận những gì các con suy nghĩ và thực hiện, và thực hiện những gì các con suy nghĩ và cảm nhận”, ĐTC Phanxicô nói. Điều này – ĐTC Phanxicô tiếp tục – cho phép chúng được cố kết mạch lạc với nhau, thay vì bị “cắt thành từng mảnh vụn” bởi nền văn hoá thải loại của thế giới.

ĐTC Phanxicô cũng cho biết rằng ở nhiều nơi, ngân sách giáo dục đang bị cắt giảm, khiến cho giáo dục chỉ có thể đạt được đối với những người có đủ khả năng mà thôi. 

“Giáo dục không phải là để biết mọi thứ, nhưng là để có khả năng biết vận dụng ba thứ ngôn ngữ, đó là ngôn ngữ của đôi bàn tay, của tâm hồn và của lý trí”, ĐTC Phanxicô nhấn mạnh. “Giáo dục phải hàm chứa tất cả những diều như thế”.

Sau khi cảnh báo chống lại một nền giáo dục thượng lưu, ĐTC Phanxicô đã đề cập đến một “mối nguy hiểm” khác, tức là toàn cầu hoá được hiểu như một “quả bóng tròn”.

Trong khối hình cầu – ĐTC Phanxicô giải thích – mỗi điểm đều có khoảng cách đều nhau so với trung tâm, “mọi người đều bình đẳng”, vì vậy các đặc điểm cá nhân khác nhau đều “bị triệt tiêu”.

“Các con hoặc có thể tự biến mình ngang bằng với hệ thống, hoặc có thể không. Các con sẽ không tồn tại”, ĐTC Phanxicô nói. “Điều tương tự cũng xảy ra với các dân tộc. Hoặc tất cả đều giống nhau, hoặc tất cả đều không tồn tại”.

Việc toàn cầu hoá thực sự – ĐTC Phanxicô nhắn nhủ với các bạn trẻ – là một “khối đa diện”, một hình ảnh mà ĐTC Phanxicô đã sử dụng trước đây trong những bối cảnh như vậy.

Điều đó – ĐTC Phanxicô nói – là một thách đố đối với tổ chức Scholas: Để giúp mọi người tham gia vào các chương trình của họ để tìm ra “nét đặc thù, cũng như sự phong phú của họ” và để chia sẻ nó với người khác “bởi vì tôi có một mục tiêu”.

“Mục tiêu của tôi phía trước là gì? Thưa là để cho đi. Và bằng cách cho đi đó, hãy cởi mở chính mình, lắng nghe, đối thoại, nhưng đừng tìm đến bạo lực. Bởi vì có một kiểu cho đi đầy hung tợn. Hãy suy nghĩ về việc ức hiếp người khác. Hãy nói không với hành động này”, ĐTC Phanxicô nói.

Cuối cùng, ĐTC Phanxicô nói rằng những người hiện diện, kể cả Bộ trưởng Bộ giáo dục của Italy và bản thân Ngài nữa, cần phải học hỏi từ các bạn trẻ khả năng giao tiếp lẫn nhau bằng việc đối thoại và thảo luận, chấp nhận việc người khác có những khác biệt với mình.

“Có như vậy, các con mới có thể trưởng thành và tránh xa một xã hội luôn luôn có xu hướng trở nên xa xỉ hơn, một xã hội loại trừ và không hướng đến đến việc kêu gọi sự tham gia của tất cả mọi người”, ĐTC Phanxicô nói.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết