ĐTC Phanxicô đã trả lời một cuộc phỏng vấn của tờ nhật báo ‘La Repubblica’ của Italia, được xuất bản vào sáng thứ Năm 13/4, trong đó ĐTC Phanxicô đã nói về việc tại sao Ngài luôn cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly với các tù nhân và về “cuộc chiến tranh thế giới khủng khiếp đang diễn ra từng phần”.
Năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly vào Thứ Năm Tuần Thánh tại Nhà tù Paliano, gần Roma, nơi Ngài sẽ rửa chân cho các tù nhân – những người bị gặt ra bên lề xã hội.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết quyết định tiếp tục cử hành Thánh lễ Tiệc Ly với các tù nhân “là một bổn phận xuất phát từ thảm sâu trong trong tâm hồn tôi”.
“Trình thuật Tin Mừng nói về Ngày Cánh Chung vang vọng: “Vì xưa Ta bị tù đày, các ngươi đã thăm viếng”.
Mẫu gương về ĐHY Agostino Casaroli
Khi được hỏi về việc ai nêu gương cho Ngài về bài học này, ĐTC Phanxicô đã chia sẻ về mẫu gương của cố Hồng Y Agostino Casaroli.
ĐTC Phanxicô nói rằng thậm chí ngay cả khi cố Hồng Y Agostino Casaroli trong cương vị Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, thế nhưng ĐHY Casaroli vẫn tiếp tục thực hiện các hoạt động mục vụ của mình tại nhà tù Casal del Marmo dành cho các thanh thiếu niên tại Roma, vốn chẳng hề quen thuộc với những hoạt động mà Ngài đang điều hành.
“Cứ mỗi tối thứ bảy, ĐHY Casaroli sẽ ‘lặn mất tăm’: ‘Ngài đi nghỉ ngơi chăng?’, ai ai cũng không khỏi nghi vấn. Ngài sẽ đón xe buýt, cùng với chiếc cặp táp làm việc của mình, và ở lại để giải tội và sau đó trò chuyện với các bạn trẻ. Các bạn trẻ gọi Ngài là ‘Don Agostino’; họ thực sự không biết Ngài là ai. Khi Đức Gioan XXIII tiếp kiến Đức cố Hồng Y Agostino Casaroli sau chuyến Tông du đầu tiên đến Đông Âu trong sứ mạng ngoại giao của Ngài vào thời kỳ cao điểm của cuộc Chiến tranh Lạnh, Đức Gioan XXIII đã đề nghị ĐHY Casaroli vào cuối buổi tiếp kiến rằng: “Hãy cho Cha biết, con có còn tiếp tục đến với các bạn trẻ đó không?’. ‘Vâng, con vẫn giữ thói quen đó thưa Đức Thánh Cha’. ‘Vậy Cha đề nghị con một việc này, đừng bao giờ bỏ rơi chúng!”.
Đức Gioan XXIII tiếp tục nhấn mạnh: “Đôi khi, thói đạo đức giả chắc chắn sẽ thúc đẩy chúng ta nhận thấy các tù nhân chỉ như những kẻ sai quấy, mà đối với họ, con đường duy nhất chính là nhà tù. Nhưng, hết thảy mỗi người chúng ta ai ai cũng đều đều có khả năng sẽ mắc phải những sai lầm”.
Thế giới phải ngăn chặn các lãnh chúa chiến tranh
Quay trở lại chủ đề về chiến tranh và bạo lực, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tôi thiết nghĩ ngày nay tội lỗi được thể hiện bằng tất cả các sức mạnh gây ra sự tàn phá trong chiến tranh, dưới các hình thức bạo lực và ngược đãi khác nhau, cũng như qua việc chối bỏ đối với những gì là mỏng manh yếu đuối nhất”.
ĐTC Phanxicô cho biết rằng thế kỷ vừa qua “đã bị tàn phá bởi hai cuộc đại thế chiến đầy rẫy cảnh chết chóc và đồng thời nhận ra mối đe dọa của cuộc chiến tranh hạt nhân cũng như vố số các cuộc xung đột khác, trong khi ngày nay, thật chẳng may, chúng ta đang trải qua một cuộc chiến tranh thế giới đầy ghê rợn đang diễn ra từng phần”.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Thế giới phải ngăn chặn những tên lãnh chúa chiến tranh, bởi vì những người chịu thiệt hại nhất chính là những người ở dưới đáy tận cùng của xã hội nhất và là những kẻ bất lực nhất”.
“Tôi luôn tự chất vấn bản thân mình rằng” – ĐTC Phanxicô nói, “Liệu bạo lực có cho phép chúng ta đạt được các mục tiêu lâu dài không? Không chỉ là kết quả của việc ngày càng leo thang sự trả thù cũng như các cuộc xung đột gây chết chóc vốn chỉ có lợi cho ‘một vài kẻ lãnh chúa chiến tranh’ “
ĐTC Phanxicô nhấn mạnh: “Việc dùng bạo lực đáp trả lại bạo lực dẫn đến – trong những trường hợp tốt nhất – việc người dân buộc phải di dời và nhiều cảnh đau khổ vô nhân đạo … Trong những trường hợp tồi tệ nhất, có thể dẫn đến những cái chết về thể xác lẫn tinh thần của rất nhiều người, nếu không phải nói là của cả nhân loại”.
Những định kiến khép mọi thứ lại với chân lý và tự do
Để đúc kết, ĐTC Phanxicô đã trở lại với chuyến viếng thăm các tù nhân tại nhà tù Paliano tối hôm Thứ Năm Tuần Thánh 12/4 vừa qua.
“Khi chúng ta khép kín trong những định kiến của chính mình, khi chúng ta trở nên nô lệ cho những thần tượng của những thứ giả dối, khi chúng ta chỉ rục rịch trong các khuôn mẫu lý tưởng, hoặc khi chúng ta tuyệt đối hoá các luật kinh tế vốn đè bẹp người khác, trong thực tế, chúng ta đang không làm gì khác hơn là chỉ ở trong các bức tường của các xà lim chật hẹp của chủ nghĩa cá nhân và tự cung tự cấp, tước đoạt đi chân lý vốn làm nảy sinh sự tự do. Và để chỉ tay chống lại ai đó đã làm rối tung lên không thể trở thành một chứng cớ để che dấu những mâu thuẫn của chính mình”.
Minh Tuệ (theo Radio Vatican)