Đức Phanxicô nói về Hội nghị thượng đỉnh G7: Răn đe hạt nhân chỉ mang lại ‘sự ảo tưởng về hòa bình’

Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung tại Quảng trường Thánh Phêrô vào ngày 17 tháng 5 năm 2023 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung tại Quảng trường Thánh Phêrô vào ngày 17 tháng 5 năm 2023 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Trong một lá thư đánh dấu Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Hiroshima, Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định rằng việc sở hữu vũ khí hạt nhân đơn thuần sẽ tạo ra “bầu khí của sự sợ hãi và nghi ngờ”, và đồng thời chỉ mang lại “một sự ảo tưởng về hòa bình”.

Vatican đã công bố một lá thư vào ngày 20 tháng 5 mà Đức Thánh Cha đã viết cho Đức Giám mục Alexis Mitsuru Shirahama Địa phận Hiroshima đảm bảo những lời cầu nguyện của ngài khi “Hội nghị Thượng đỉnh G7 nhóm họp tại Hiroshima để thảo luận về các vấn đề cấp bách mà cộng đồng toàn cầu mà hiện đang phải đối mặt”.

“Việc chọn Hiroshima làm địa điểm của cuộc họp này đặc biệt quan trọng, trước mối đe dọa tiếp tục sử dụng vũ khí hạt nhân”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

Hiroshima là nơi xảy ra vụ tấn công nguyên tử đầu tiên trên thế giới. Vào ngày 6 tháng 8 năm 1945, Hoa Kỳ đã thả một quả bom nguyên tử xuống thành phố của Nhật Bản khiến khoảng 70.000 người thiệt mạng ngay sau vụ nổ và 140.000 người khác tính đến thời điểm cuối năm.

Tổng thống Joe Biden, Thủ tướng Anh Rishi Sunak, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Ý Giorgia Meloni, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã cùng nhau đến thăm Đài tưởng niệm Hòa bình Hiroshima tại địa điểm ném bom nguyên tử tại buổi khai mạc hội nghị thượng đỉnh vào ngày 19 tháng 5.

“Hiroshima, với tư cách là ‘một biểu tượng của ký ức,’ mạnh mẽ tuyên bố rằng vũ khí hạt nhân không tương xứng để phản ứng hiệu quả các mối đe dọa nghiêm trọng hiện nay đối với hòa bình và đồng thời đảm bảo an ninh quốc gia và quốc tế”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

Đức Thánh Cha cũng cho biết thêm rằng “vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác đại diện cho một cấp số nhân của những rủi ro vốn chỉ mang lại một sự ảo tưởng về hòa bình”.

“Chúng ta cần xem xét tác động thảm khốc về nhân đạo và môi trường do việc sử dụng vũ khí hạt nhân gây ra, cũng như sự lãng phí và phân bổ yếu kém các nguồn nhân lực và kinh tế liên quan đến việc phát triển chúng. Chúng ta cũng không nên đánh giá thấp tác động của bầu khí của sự sợ hãi và nghi ngờ liên tục được tạo ra bởi việc đơn thuần sở hữu chúng, điều vốn gây tổn hại đến sự phát triển của bầu khí của sự tin tưởng và đối thoại lẫn nhau”, Đức Thánh Cha nói.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại “ấn tượng mạnh mẽ” để lại sau chuyến viếng thăm đài tưởng niệm hòa bình mà các nhà lãnh đạo G7 đã viếng thăm gần đây trong chuyến viếng thăm Nhật Bản vào năm 2019 của ngài.

Đức Thánh Cha Phanxicô tại Đài tưởng niệm Hòa bình Hiroshima vào ngày 24 tháng 11 năm 2019 trong chuyến Tông du Nhật Bản (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện tại Đài tưởng niệm Hòa bình Hiroshima vào ngày 24 tháng 11 năm 2019 trong chuyến Tông du Nhật Bản (Ảnh: Truyền thông Vatican)

“Đứng ở đó trong thinh lặng cầu nguyện và nghĩ đến những nạn nhân vô tội của vụ tấn công hạt nhân cách đây nhiều thập kỷ, tôi muốn nhắc lại sự xác tín của Tòa Thánh rằng ‘việc sử dụng năng lượng nguyên tử cho mục đích chiến tranh, ngày nay hơn bao giờ hết, là một tội ác’ không chỉ chống lại phẩm giá của con người mà còn chống lại bất kỳ tương lai nào có thể xảy ra cho ngôi nhà chung của chúng ta”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

Hôm thứ Sáu, các nhà lãnh đạo G7 đã đưa ra tuyên bố đầu tiên về việc giải trừ vũ khí hạt nhân, đặc biệt tập trung vào Nga.

“Luận điệu hạt nhân vô trách nhiệm của Nga, phá hoại chế độ kiểm soát vũ khí và tuyên bố ý định triển khai vũ khí hạt nhân ở Belarus quả thực hết sức nguy hiểm và không thể chấp nhận được”, theo nội dung tuyên bố do Nhà Trắng đưa ra. “Chúng tôi nhắc lại lập trường của mình rằng các mối đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga, chưa nói đến bất kỳ việc sử dụng vũ khí hạt nhân nào của Nga, trong bối cảnh nước này gây hấn với Ukraine là điều không thể chấp nhận được”.

Họ cũng chỉ trích những nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên và Iran, đồng thời cảnh báo rằng việc mở rộng kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc đặt ra mối đe dọa đối với sự ổn định của khu vực và toàn cầu.

Nga trước đây là một phần của Nhóm G7 – sau đó được gọi là G8. Tư cách thành viên của nước này đã bị đình chỉ do việc sáp nhập quân sự Crimea từ Ukraine vào năm 2014.

Trong bức thư của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng “an ninh toàn cầu cần phải toàn diện, có khả năng giải quyết các vấn đề bao gồm tiếp cận lương thực và nước uống, tôn trọng môi trường, chăm sóc sức khỏe, các nguồn năng lượng và phân phối công bằng hàng hóa của thế giới”.

“Thật vậy, ngày càng rõ ràng rằng trong thế giới đa cực của thế kỷ 21, việc theo đuổi hòa bình có liên quan chặt chẽ đến nhu cầu về an ninh vtuwviejec suy tư về các phương tiện hiệu quả nhất để đảm bảo điều đó”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết