Đức Phanxicô: "Mỗi người di dân đều có một cái tên, một diện mạo, và một câu chuyện khác nhau"

Những người tị nạn và di cư trên thực tế luôn nhiều hơn so với thống kê – Đức Thánh Cha Phanxicô phát biểu với các thành viên thuộc Liên đoàn Châu Âu và Liên hiệp Thế giới của các cựu sinh viên thuộc dòng Tên – họ không khác gì so với gia đình và bạn bè của chúng ta.

20160918 di dan

Tổ chức thuộc Dòng Tên này đã tham gia một Hội nghị đang diễn ra tại Rome trong tuần này mang tên “Cuộc khủng hoảng về Di cư và tị nạn toàn cầu: Đã đến thời điểm phải cân nhắc và hành động”.

Nơi diện mạo của hàng chục nghìn người buộc phải di dời trên toàn thế giới, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng điều quan trọng là phải vượt qua những số liệu thống kê, và nhận ra rằng những người di cư và người tị nạn “không có gì khác hơn so với các thành viên gia đình cũng như bạn bè của mỗi người chúng ta”.

“Mỗi người trong số họ đều có một cái tên, một diện mạo, và một câu chuyện khác nhau” – Đức Thánh Cha nói – “cũng như quyền bất khả xâm phạm để được sống trong hòa bình cũng như khát vọng về một tương lai tốt đẹp hơn cho con cái của họ”.

Đức Thánh Cha mời gọi mọi người hiện diện phải noi gương Thánh Inhaxiô Loyola – Đấng sáng lập Dòng Tên – trong việc giải quyết những thách đố mà những người tị nạn phải đối diện.

“Vẫn luôn có một nhu cầu rất lớn đối với mỗi người chúng ta để có thể để ý tới tiếng kêu khóc của những người nghèo khổ để rồi đáp lại bằng Lòng thương xót và sự hhi sinh quảng đại”.

Đức Thánh Cha cho biết việc đáp lại trước cuộc khủng hoảng của những người tị nạn cần được “thực hiện thông qua những cử chỉ của Lòng thương xót thúc đẩy những người tị nạn có thể hội nhập vào bối cảnh châu Âu và đi xa hơn nữa”.

“Hãy luôn nhớ rằng tinh thần hiếu khách thực sự chính là một giá trị mang tính Phúc Âm sâu sắc vốn nuôi dưỡng tình yêu và đó cũng chính là sự an toàn hơn bao giờ hết đối với những hành vi đầy hận thù của chủ nghĩa khủng bố”.

Dòng Tên cũng có vai trò quan trọng trong việc giáo dục các trẻ em tị nạn, nhiều em lớn lên mà không hề được đến trường – Đức Thánh Cha cho biết.

Bằng cách chung tay giúp đỡ trong việc “biến đổi thực trạng giáo dục hiện nay” – Đức Thánh Cha cho biết – những người tham gia hội nghị có thể “xây dựng một châu Âu vững mạnh hơn và một tương lai tươi sáng hơn đối với những người tị nạn”.

Sau cùng, Đức Thánh Cha mời gọi những người hiện diện hãy cùng biến những cộng đồng nơi họ sinh sống “trở thành những nơi của sự chào đón – nơi mà tất cả con cái Thiên Chúa đều có cơ hội không đơn thuần chỉ là được tồn tại mà phải là được phát triển dồi dào và trổ sinh hoa trái”.

Minh Tuệ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết