Đức Phanxicô: ‘Di cư nói về con người, chứ không phải những con số’

Thông điệp gửi Hội nghị về vấn đề Di dân quốc tế Tòa Thánh – Mexico lần thứ hai

“Tôi muốn chỉ ra rằng vấn đề di dân không đơn giản chỉ là một vấn đề về những con số, mà là về những con người, mỗi một con người có lịch sử, văn hóa, cảm xúc và nguyện vọng của riêng mình…”, ĐTC Phanxicô cho biết trong thông điệp của mình gửi Hội nghị về vấn đề Di dân quốc tế Tòa Thánh – Mexico lần thứ hai.

“Những con người này, các anh chị em của chúng ta, cần ‘sự bảo vệ liên tục’, độc lập với bất kỳ tình trạng di dân nào mà họ có thể có”, ĐTC Phanxicô tiếp tục. “Quyền căn bản của họ và phẩm giá của họ cần phải được gìn giữ và bảo vệ.  Mối bận tâm đặc biệt cần phải được thể hiện đối với trẻ em di dân và các gia đình của họ, những người là nạn nhân của nạn buôn người, và những người bị buộc phải di tản do các cuộc xung đột, thiên tai và khủng bố”.

Hội nghị được tổ chức tại Vatican, tại Điện Casina Pio IV. Hội nghị được thúc đẩy bởi Thứ Trưởng Ngoại Giao thuộc Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và Đại sứ quán Mexico tại Tòa thánh, với sự cộng tác của Viện Hàn Lâm Giáo Hoàng về Khoa học và Bộ Di dân và Tị nạn và Thánh Bộ Cổ võ sự Phát triển Con người Toàn diện. Thông điệp của ĐTC Phanxicô đã được đọc bởi Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Thư Ký Đặc trách Quan Hệ với các Quốc gia của Vatican:

12654310_1012515858822734_8528451266077126232_n

Dưới đây là nội dung Thông điệp của ĐTC Phanxicô:

Tôi vui mừng chào đón tất cả các tham dự viên tham dự Hội nghị về vấn đề Di dân Quốc tế Tòa Thánh – Mexicô lần thứ hai này và đồng thời tôi cũng muốn đặc biệt cảm ơn các nhà tổ chức và các diễn giả. Hội nghị này diễn ra nhân dịp kỷ niệm 25 năm tái thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mexicô và Tòa Thánh. Do đó, đây chính là cơ hội để củng cố và đổi mới mối quan hệ hợp tác và hiểu biết giữa chúng ta, để tiếp tục cùng cộng tác với nhau thay mặt cho những người nghèo và những người bị gạt ra bên lề trong xã hội chúng ta.

Vào thời điểm này, khi Cộng đồng quốc tế tham gia vào hai tiến trình nhằm mục đích hướng tới việc thông qua hai hiệp ước toàn cầu, một hiệp ước về vấn đề những người tị nạn và một hiệp ước khác về vấn đề di cư an toàn, có trật tự và thường xuyên, tôi khuyến khích tất cả anh chị em trong công việc cũng như những nỗ lực của mình để dựa trên tinh thần trách nhiệm đối với việc quản lý toàn cầu về vấn đề di cư quốc tế trong các giá trị về công lý, liên đới và bác ái. Điều này đòi hỏi một sự thay đổi trong tư duy: chúng ta phải chuyển từ việc xem người khác như là mối đe dọa đối với sự an nhàn của chúng ta để coi trọng họ như là những con người mà kinh nghiệm cuộc sống và các giá trị của họ có thể đóng góp to lớn cho sự phong phú của xã hội chúng ta. Để điều này xảy ra, cách tiếp cận cơ bản của chúng ta phải là “gặp gỡ người khác, chào đón, nhận biết và thừa nhận họ” (Bài giảng nhân Ngày Di dân và Tị nạn Thế giới, ngày 14/1/2018).

Để nhìn nhận và đáp ứng với tình hình di cư hiện tại, sự hỗ trợ của toàn bộ cộng đồng quốc tế là vô cùng cần thiết, vì chiều kích xuyên quốc gia của nó vượt quá khả năng và các nguồn lực của nhiều quốc gia. Sự hợp tác quốc tế như vậy là vô cùng quan trọng ở mọi giai đoạn di cư: từ việc rời khỏi quốc gia xuất xứ của một người, cho đến việc đến được với quốc gia đích đến của một người, cũng như việc tạo điều kiện cho việc quay trở lại và quá cảnh. Ở những quốc gia như vậy, những người di cư là những người dễ bị tổn thương, cảm thấy đơn độc và bị cô lập. Việc công nhận thực tế này là cực kỳ quan trọng nếu chúng ta muốn đưa ra một phản ứng cụ thể và phù hợp với phẩm giá con người đối với thách thức mang tính nhân đạo này.

Cuối cùng, tôi muốn chỉ ra rằng vấn đề di dân không đơn giản chỉ là một vấn đề về những con số, mà là về những con người, mỗi một con người có lịch sử, văn hóa, cảm xúc và nguyện vọng của riêng mình. Những con người này, các anh chị em của chúng ta, cần ‘sự bảo vệ liên tục’, độc lập với bất kỳ tình trạng di dân nào mà họ có thể có. Quyền cơ bản của họ và phẩm giá của họ cần phải được gìn giữ và bảo vệ. Mối bận tâm đặc biệt cần phải được thể hiện đối với trẻ em di dân và các gia đình của họ, những người là nạn nhân của nạn buôn người, và những người bị buộc phải di tản docác cuộc xung đột, thiên tai và khủng bố. Tất cả đều hy vọng rằng chúng ta sẽ có đủ can đảm để phá vỡ bức tường của “sự đồng lõa thoải mái và im lặng” vốn làm tệ hơn sự bất lực của họ; họ đang chờ đợi chúng ta thể hiện sự quan tâm, lòng bác ái yêu thương và tinh thần sự tận tụy.

Tạ ơn Chúa vì tất cả mọi công việc cũng như sự phục vụ của anh chị em, và tôi khuyến khích tất cả anh chị em tiếp tục nỗ lực của mình để đáp lại lời kêu xin của các anh chị em của chúng ta, những người yêu cầu chúng ta nhìn nhận họ như vậy, nhằm tạo cho họ một cơ hội để sống trong nhân phẩm và hòa bình, và với việc làm như vậy, chúng ta đóng góp cho sự phát triển của các dân tộc.

Từ Vatican, ngày 14 tháng 6 năm 2018

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết